Bãi bỏ quy định mua lại bắt buộc các tổ chức tín dụng

Chủ đề   RSS   
  • #462297 24/07/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1722 lần


    Bãi bỏ quy định mua lại bắt buộc các tổ chức tín dụng

    Tiếp tục nói đến câu chuyện xử lý nợ xấu, không chỉ tồn tại trong Nghị quyết 42/2017/QH14 được ban hành trong thời gian qua, hay Dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu mà còn trong cả Dự thảo Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng.

    Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng có các nội dung đáng chú ý như sau:

    1. Bỏ trường hợp Nhà nước mua lại bắt buộc tổ chức tín dụng

    2. Các phương án để xử lý nợ xấu

    Đơn cử như căn cứ xác định tổ chức tín dụng để đặt vào kiểm soát đặc biệt:

    - Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

    - Ngân hàng Nhà nước xác định tổ chức tín dụng để đặt vào kiểm soát đặc biệt thông qua các nguồn sau:

    + Báo cáo của tổ chức tín dụng quy định; 

    + Hoạt động giám sát, hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước;

    + Báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập;

    + Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan nhà nước khác hoặc cơ quan giám sát nước ngoài có liên quan.

    Hay trường hợp Ngân hàng Nhà nước đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt:

    - Khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau:

    + Mất khả năng thanh toán hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán;

    + Có nguy cơ mất khả năng chi trả;

    + Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

    + 02 năm liên tục bị xếp hạng yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

    + Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.

    - Có kiến nghị của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc theo đề nghị của tổ chức tín dụng.

    Mời các bạn xem chi tiết tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng và Tờ trình Dự thảo (file đính kèm)

     
    2599 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (25/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #462385   25/07/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Việc mua lại các tổ chức tín dụng yếu kèm chỉ là một phương pháp tạm thời không nên được áp dụng lâu dài, và bãi bỏ quy định này là một quyết định hoàn toàn chính xác. Khi một tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng hoạt động yếu kém và sau khi nổ lực áp dụng các biện pháp phục hồi: vay đặc biệt, kiểm soát đặc biệt... thì chúng ta cần tính đền những phương án khác như sáp nhập, bán cổ phần bắc buộc hay là phá sản các tổ chức tín dụng. Nếu chúng ta cứ mua lại các tổ chức tín dụng yếu kém thì chẳng khác nào chúng ta dung túng cho một doanh nghiệp yếu kém và chúng ta chẳng có trách nhiệm phải làm như thế đối với những doanh nghiệp đặc biệt này. 

     
    Báo quản trị |