Bài bào chữa hay 01.

Chủ đề   RSS   
  • #71616 04/12/2010

    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Bài bào chữa hay 01.

    Thưa quý ngài hội thẩm!

    Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hóa ra là kẻ thù chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.

    Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phúc chốc bởi hành động một giờ.

    Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

    Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó.

    Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn là con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.

    Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, được làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.

    Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ; Thì khi ấy còn bên nấm mồ con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.
    Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 04/12/2010 08:30:19 AM Bổ sung tên Tác giả

    Clear Thinking!

     
    8325 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #71620   04/12/2010

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Tác giả bài bào chữa trên là luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ... (tôn trọng bản quyền ý mà...)

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #71617   04/12/2010

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Bài bào chữa hay 02.

    Thưa quý tòa!

    Công lý mà ta tin cậy nhất, và là niềm hy vọng nhất mà ta có thể chờ đợi sẽ phân xử công bằng cho ta một ngày nào đó hóa ra lại rất lằng nhằng, khiến lẽ phải đôi khi lại là chưa phải (chưa dám nói là không phải). Người hàng xóm vốn là người mà ta thường tâm niệm “bán anh em xa mua láng giềng gần” đôi khi sẵn sàng lượm lặt mấy hạt cà phê trên mảnh đất của ta, khiến ta ngứa mắt, khó chịu, mất ăn mất ngủ, làm mầm mống hận thù trong lòng ta ngày càng lớn, lớn tới mức ta thề sẽ có ngày cho chó “xé xác phanh thây”.

    Những người hàng xóm gần gũi ta nhất, dù là dân nghèo, con nhà lành, là phụ nữ hay đàn ông, là người ít học hay nhiều học, là kẻ đáng thương hay đáng trách rồi thì cũng trở thành kẻ động chạm tới quyền lợi của ta, khi mà họ cố gắng mót cho được một ít cà phê để kiếm sống qua ngày. Mà ta thì không thể sống qua ngày như thế được, ta phải giàu bằng mọi giá, phải giành giật từng hạt cà phê để còn có ít tiền đua chen với đời. Dù rằng giá cà phê thế giới đang xuống thảm hại, nhưng ta vẫn phải giữ bằng được cà phê. Đó là lý tưởng sống của ta, ta không cần ơn huệ gì sất!

    Tình làng nghĩa xóm rồi cũng là vô nghĩa nếu họ bước chân lên mảnh đất của ta. Chỉ có tiền bạc là có nghĩa thôi, nó chẳng hề mất đi, có nó là ta có tất cả. Kể cả công lý và bạn bè.

    Tiếng tăm ư? “Tiếng tăm cũng rồi sẽ mất đi. Nó mất đi vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi hành động một giờ”. Có người rỉ tai ta một luật sư nổi tiếng thế giới đã nói như vậy, và ta hiểu câu đó là thế này: Tiếng tăm về sự tử tế của ta rồi sẽ mất đi, mất đi đúng lúc ta cần phải bảo vệ mấy hạt cà phê của ta. Nhưng bù lại, ta còn nổi tiếng hơn khi làm người tử tế. Bằng chứng là sau khi ta thả chó cắn người thì gần như ta nổi tiếng toàn quốc, gần như mạng nào, báo nào cũng biết đến ta. Mai này thương hiệu của doanh nghiệp của ta cũng sẽ nổi như cồn.

    Những kẻ tôn vinh phục tùng ta ư? Có cà phê là có tiền, có tiền là ta có tất cả. Không có tiền, không có quyền lực thì sự tôn vinh phục tùng cũng chỉ là mỹ từ mà thôi. Thử không có tiền mà xem, ta làm sao có người bảo kê ta, ta làm sao một mình làm “vua” một vùng đất, làm sao ta dám nhơn nhơn nhâng nháo coi thường pháp luật, coi thường mạng sống đồng loại, nói gì đến luân thường đạo lý hay cái tâm cơ chứ. Nếu không có tiền, thì làm sao bằng chứng về vụ bà Nguyễn Thị Dài bị chó béc- giê cắn đến chết đã rõ ràng, người chết đã chôn, mà vụ án vẫn “sống” sờ sờ ra đấy. Không có tiền thì làm sao nhân chứng cũng khai đi khai lại những điều mắt thấy tai nghe mà kết luận điều tra vẫn khiến dư luận “bất ngờ ngớ ngẩn” ra đấy.

    Đấy! hành trình đi tìm công lý nó phức tạp lắm chứ không phải cứ có nhân chứng vật chứng là xong đâu. Không tin vào chó, thì ta biết tin ai bây giờ? Chó. Mi đúng là người bạn trung thành với ta mà không vụ lợi (chỉ cần mỗi ngày ta cho vài khúc xương và bắt vài con rận, con ve thôi), người bạn không hề bỏ ta ra đi, không hề tráo trở vô ơn với ta (nếu ta vẫn còn xương cho nó ăn, mà xương thì quá rẻ), đó là con chó béc-giê giữ vườn của ta.

    Những ai nghĩ rằng ta cường điệu hay phóng đại sự vĩ đại của chó béc giê nhà ta là người đó không có tính hội nhập toàn cầu đấy, hoặc là ít đọc sách triết học nên sự hiểu biết không được “khai hoang”. Hãy đọc “Con người là gì? “của GS văn học Cécile Robelin và GS triết Jean Robelin thì sẽ thấy sự khác nhau giữa người và chó là do trình độ, do tạo hóa để xem “con nào” hơn “con nào” cái gì.

    Khi đó, ta sẽ khắc biết sự khác nhau giữa người và vật ở hình thức hay nội dung. Có một bài viết đã tóm lược về quyển sách ấy thế này: “Triết gia cho rằng, con người có tính xã hội, trong khi đó, trong mắt con chó thì cái xã hội loài người là “một cuộc chiến của mọi người chống lại mỗi người”. Bởi vì, cũng theo con chó, nếu loài chó có cắn thì cũng chỉ dùng cái răng nanh mà tạo hoá ban cho để giữ khúc xương, trong khi đó con người phát minh ra rất nhiều vũ khí để huỷ diệt đẫm máu, chiếm đoạt của nhau, kẻ nọ sợ kẻ kia đến độ phải… nuôi chó để giữ nhà mình!” Đấy thấy không, sự vĩ đại của chó và hành động vô nhân tính của ta thực ra đều bắt nguồn từ… triết học ấy chứ.

    Cùng là “con” cả thôi, chỉ khác là tính “vật” của ta nó trội hơn tính “người” vì ta gắn bó với chó khăng khít quá, các đức tính của ta và chó nó lẫn lộn với nhau mất rồi, thỉnh thoảng ta còn bất ngờ cũng “gâu gâu” như nó. Có những buổi sáng tỉnh dậy, ta thẫn thờ một lúc mới định hình ra rằng mình phải đi bằng hai chân chứ không phải bằng cả hai tay. Bởi vậy, ta bảo vệ chó là chuyện quá hiển nhiên rồi.

    Ôi! Con chó béc-giê của ta. Con chó luôn cạnh ta khi ta phú quý cũng như bần hàn. Khi khỏe mạnh hay những lúc ốm đau trở trời. Khi ta, à quên, chó khỏe mạnh thì nó giữ nhà, giữ vườn cà phê cho ta. Khi nó ốm đau hay giở quẻ, nó sẽ trở thành khoái khẩu “béc giê 7 món” cho ta và lũ bạn bè ta. Chỉ có chó mới hy sinh vì ta từ tiếng sủa gâu gâu đến… sợi lông cuối cùng. Chỉ có chó mới sẵn sàng liều mạng vì ta, nấp dưới tên “chó” để gánh tội cho ta khi lao vào cắn xé, giết chết người hàng xóm khi họ mót những hạt cà phê còn sót lại trên cây hay rơi vãi trong vườn.

    Chó có thân bại danh liệt thì ta vẫn cứ nổi danh. Ôi! Tình yêu của chó dành cho ta như trăng khuyết trong đêm, như mưa mùa nắng hạn, như sông Sê Rê Pốc muôn đời chảy ngược… mà không có con NGƯỜI nào có thể cho ta được. Nói gở, nếu chẳng may số phận hất ra ra khỏi rìa xã hội, bị người đời dè bỉu hắt hủi, bị gọi là kẻ vô lương tâm hay “quân chó má” thì con chó béc giê của ta vẫn sẵn sàng sủa gâu gâu khi ta ném khúc xương cho nó hay huýt sáo ra hiệu cho nó. Còn chó dữ tức là còn người sợ ta, còn tiền để ta mua công lý, còn uy để ta bắt nạt những kẻ thấp cổ bé họng. Ta không sợ bị ai chửi đã xua chó cắn chết người, ta ta chỉ sợ người… cắn chó của ta thôi! (mà chuyện đấy chỉ có trong…lý thuyết báo chí nước ngoài)

    Vì vậy, những ai khi lại gần nhà của ta, đất của ta, vườn của ta, hãy đọc kỹ: “Cẩn thận có chó dữ”! Chớ để khi chết rồi mới đi tìm công lý. Vì ta đã báo trước rồi, nên chó của ta không có tội!”

    Tác giả: Luật sư phụ.

    Người đăng: Bưu Tá không lương.

    Bài thứ nhất cảm động, nhưng mà “xưa như Diễm”. Bài thứ 2 thì “cưỡng từ đoạt lý” nhưng ý tứ uyên thâm, ngôn ngữ tân kỳ, biết chọn bài nào để đăng đây?

    Thân chào.

    D.T.L

    P/s: Bài sưu tầm, cùng đọc chơi cho biết.


    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiyatuongda vì bài viết hữu ích
    KIDT20042004 (02/05/2012)