Áp giải và Dẫn giải - Áp dụng thế nào mới đúng?

Chủ đề   RSS   
  • #413792 19/01/2016

    duongtran.18
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (128)
    Số điểm: 2514
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 138 lần


    Áp giải và Dẫn giải - Áp dụng thế nào mới đúng?

    “Áp giải” và “dẫn giải” đều là biện pháp cưỡng chế cần thiết trong hoạt động tố tụng và tùy theo đối tượng áp dụng, trường hợp cụ thể mà cơ quan nhà nước sẽ áp dụng biện pháp phù hợp, vừa phục vụ công tác tư pháp diễn ra nhanh chóng, vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị áp dụng.

    phân biệt áp giải, dẫn giải

    Qua quá trình nghiên cứu BLTTHS 2003BLHS 2015, mình tổng hợp được một số điểm sau đây. Mọi người cùng xem và thảo luận nhé!

     

    Dẫn giải

    Áp giải

    Định nghĩa

    Khi được triệu tập nhưng đối tượng không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế đối tượng trên đến địa điểm quy định.

     Áp giải là dẫn giải có vũ trang được áp dụng để buộc đối tượng đi đến một địa điểm đã định theo lệnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc trong trường hợp khác do pháp luật quy định.

    Đối tượng áp dụng

    Người có lệnh gọi của cơ quan có thẩm quyền nhưng không tự đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử.

    Biện pháp này thường áp dụng cho người làm chứng.

    Khoản 4 Điều 55, Điều 134 BLTTHS 2003

    Người được cơ quan có thẩm quyền triệu tập nhưng không tự đến hoặc có cơ sở để nghi ngờ họ sẽ bỏ trốn.
    Thực tế, đối tượng áp dụng ở đây là bị can, bị cáo và người bị kết án.

     

    Khoản 3 Điều 49, Khoản 3 Điều 50,  Điều 129, Khoản 2 Điều 260 BLTTHS 2003

    Cơ quan ban hành quyết định

    - Điều tra viên;

    - Viện kiểm sát

    - Điều tra viên;

    - Viện kiểm sát.

    Không được áp giải bị can vào ban đêm.

    - Công an trong trường hợp chấp hành án;

    Các trường hợp áp dụng

    Trường hợp người làm chứng đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố.

    - Bị can, bị cáo vắng mặt không có lý do chính đáng khi nhận được lệnh triệu tập của cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

    - Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt tại cơ quan Công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải.

    - Người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt tại cơ quan Công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải.

    Nội dung quyết định

    - Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định.

    - Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định

    - Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.

    - Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.

    Trên thực tế, việc áp giải bị can, bị cáo đang tại ngoại, dẫn giải người làm chứng là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và rất dễ bị phản ứng, vì vậy, cầnphải xem xét rất thận trọng, chỉ nên áp dụng khi thật cần thiết để làm rõ các nội dung quan trọng của vụ án và trong các trường hợp họ cố tình vắng mặt không có lý do chính đáng.

    Người có thẩm quyền áp giải, dẫn giải phải phối hợp chặt chẽ với cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp cùng cấp để thủ trưởng đơn vị này để thực hiện việc áp giải bị can tại ngoại đến địa điểm cụ thể.

     

     
    24010 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongtran.18 vì bài viết hữu ích
    giangvks (23/02/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận