Áp dụng văn bản nào ?

Chủ đề   RSS   
  • #115547 05/07/2011

    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Áp dụng văn bản nào ?

    Các bác cho em hỏi :

    Khi DN vi phạm 1 hành vi, nhưng hành vi đó được quy định xử phạt ở 2 văn bản QPPL khác nhau nhưng " cùng cấp " (Ví dụ cùng do Chính Phủ ban hành và cả 2 còn hiệu lực thi hành), thì áp dụng xử phạt theo văn bản nào ? (Ps : khung phạt quy định là khác nhau.)

    Thẩm quyền xử phạt là khác nhau. Nhưng theo quy định NĐ 128/2008/NĐ-CP quy định chi tiết 1 số điều PLXPVPHC 2002 :

    Điều 3. Một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

    2. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần:

    a) Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 Điều 9 của Pháp lệnh;


    Chân thành cảm ơn và chúc các bác sức khoẻ !

    Cập nhật bởi tranthibichvan_tax06 ngày 05/07/2011 08:40:11 SA

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    8353 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #115558   05/07/2011

    luattriminh
    luattriminh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2009
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    tranthibichvan_tax06 viết:
    Các bác cho em hỏi :

    Khi DN vi phạm 1 hành vi, nhưng hành vi đó được quy định xử phạt ở 2 văn bản QPPL khác nhau nhưng " cùng cấp " (Ví dụ cùng do Chính Phủ ban hành và cả 2 còn hiệu lực thi hành), thì áp dụng xử phạt theo văn bản nào ? (Ps : khung phạt quy định là khác nhau.)

    Thẩm quyền xử phạt là khác nhau. Nhưng theo quy định NĐ 128/2008/NĐ-CP quy định chi tiết 1 số điều PLXPVPHC 2002 :

    Điều 3. Một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

    2. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần:

    a) Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 Điều 9 của Pháp lệnh;


    Chân thành cảm ơn và chúc các bác sức khoẻ !



    Chào bạn.

    Về nguyên tắc thì khi có hai văn bản cùng điều chỉnh một lĩnh vực thì Văn bản chuyên ngành sẽ được uy tiên áp dụng. Đối với Doanh nghiệp vi phạm thì áp dụng Nghị định số 53/2007/NĐ-CP và Nghị định số 62/2010/NĐ-CP vể xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luattriminh vì bài viết hữu ích
    tranthibichvan_tax06 (05/07/2011)
  • #115560   05/07/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    luattriminh viết:
    tranthibichvan_tax06 viết:
    Các bác cho em hỏi :

    Khi DN vi phạm 1 hành vi, nhưng hành vi đó được quy định xử phạt ở 2 văn bản QPPL khác nhau nhưng " cùng cấp " (Ví dụ cùng do Chính Phủ ban hành và cả 2 còn hiệu lực thi hành), thì áp dụng xử phạt theo văn bản nào ? (Ps : khung phạt quy định là khác nhau.)

    Thẩm quyền xử phạt là khác nhau. Nhưng theo quy định NĐ 128/2008/NĐ-CP quy định chi tiết 1 số điều PLXPVPHC 2002 :

    Điều 3. Một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

    2. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần:

    a) Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 Điều 9 của Pháp lệnh;


    Chân thành cảm ơn và chúc các bác sức khoẻ !



    Chào bạn.

    Về nguyên tắc thì khi có hai văn bản cùng điều chỉnh một lĩnh vực thì Văn bản chuyên ngành sẽ được uy tiên áp dụng. Đối với Doanh nghiệp vi phạm thì áp dụng Nghị định số 53/2007/NĐ-CP và Nghị định số 62/2010/NĐ-CP vể xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

    Cảm ơn bạn đã trả lời.

    Về nguyên tắc : Bạn có thể cho BV một căn cứ của cái gọi là nguyên tắc ko?

    Đoạn sau, DN vi phạm...trong lĩnh vực KH & ĐT,mình ko có ý định thắc mắc điều đó.

    Rất cảm ơn bạn và tiếp tục mong sự trao đổi, thảo luận của bạn & mọi người.





    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #115561   05/07/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Ví dụ thêm nữa:

    A đi xe đến ngã rẽ, làn ngoài có mũi tên chỉ dẫn đi thẳng, làn trong có mũi tên đi thẳng và rẽ phải. A muốn rẽ phải nhưng lại rẽ từ làn ngoài, vậy A vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hay điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định nhỉ !?

    Hay là lại xử lý một lần nhưng hai lỗi

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #115562   05/07/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Trời ạ, ví dụ của em khác với tình huống của chị.

    Của chị là 1 hành vi vi phạm HC nhưng hai văn bản(hai Nghị Định) quy định khung xử phạt khác nhau của cùng 1 cấp.

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #115574   05/07/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Thì e ví dụ thêm cho tình huống nó phong phú thôi mà :))

    Nhưng e nghĩ là 2 văn bản đó có đối tượng điều chỉnh khác nhau, nên mặc dù có cùng hành vi, nhưng xử lý lại phải tùy theo đối tượng điều chỉnh của văn bản. Chị có thể nêu ví dụ và xử lý theo điều nào ra cho mọi người cùng thảo luận được không ạ :D

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    tranthibichvan_tax06 (05/07/2011)
  • #115583   05/07/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Câu hỏi này của một chị bạn đồng nghiệp.Hii.

    BV vừa tìm ra câu trả lời rồi.

    Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 3/6/2008 quy định:

    Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

    Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    #ffc000;">3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

    4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.”

    Hì, dù sao cũng cảm ơn sự quan tâm của mọi người & em boy.

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #115597   05/07/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Cái luật này công nhận hay dùng, nhưng em chưa xem tới cái điều này bao giờ :P

    Cái điều này công nhận có ích, nhưng em thấy có vẻ ít được sử dụng trong thực tế !? Vì đọc báo cứ thấy các cơ quan NN tranh cãi nhau về sử dụng luật nào suốt !?

    Nhưng nó cũng không sử dụng được trong trường hợp của em, vì cả hai lỗi kia đều được quy định trong 1 văn bản - NĐ 34/2010/NĐ-CP vậy thì xử lý ra sao nhỉ, chị nghĩ sao !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #115619   05/07/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


     ơ hay! tình huống của cậu là phụ thuộc vào việc xác định được hành vi vi phạm của người tham gia GT rồi áp khung phạt vào mà xử.Cậu xác định xem người đó vi phạm những lôi nào? chuyện một người tham gia giao thông vi phạm nhiều lỗi thì lập biên bản xử phạt 1 lần cho tất cả các lỗi đó, ko lẽ cậu định tách bạch từng lỗi thành 1 quyết định xử fạt riêng rẽ ?

    #ffc000;">Hay là lại xử lý một lần nhưng hai lỗi <= Điều này có thể xảy ra. Vừa vượt đèn đỏ, vừa ko có bằng :D!

    Vừa đi sai làn đường, vừa rẽ vào khu vực cấm.

    Quay lại tình huống của cậu, chị thử phân tích nhé : Cái việc cậu đi vào làn đường bên ngoài => chưa có căn cứ để quy tội cậu đi sai làn đường. Khi cậu đi làn đường bên ngoài, cậu lập tức rẽ phải , mặc dù đã có biển hiệu chỉ được phép đi thẳng. Lúc này, cậu bị xử phạt vì ko thực hiện theo biển báo. Nếu cậu thực hiện theo biển báo, cậu đã ko rẽ phải ? chính vì cậu rẽ phải nên mới bị xử phạt ? đúng ko nào ?

    Ý cậu thế nào ?
    #ffc000;" />

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #115627   05/07/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em ko biết @@

    Em thì thấy chỉ cần bắt đầu rẽ, thì đã vi phạm cả hai quy định một lúc, vừa sai chiều đi của mình, vừa ko chấp hành hiệu lệnh của vạch kẻ đường. Chứ không phải là chỉ vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh của vạch kẻ đường.

    Để mọi người bàn luận thêm xem sao

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #115821   06/07/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần



    Lại phải lật lại vấn đề này !

    Tối qua BV nằm suy nghĩ lại, hai văn bản cùng quy định xử phạt một vấn đề của cùng 1 cơ quan ban hành nhưng mỗi 1 văn bản lại áp dụng một lĩnh vực khác nhau : một đằng là xử phạt vi phạm HC trong lĩnh vực kế toán ( NĐ 39/2011/NĐ-CP bổ sung 1 số điều NĐ 185/2004/NĐ-CP) & một đằng xử lý VP HC trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ (NĐ 51/2010/NĐ-CP)

    Nếu căn cứ :
    Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 3/6/2008 quy định :

    3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

    Thì ko thể lấy văn bản của NĐ 39/2011/NĐ-CP xử lý VPHC trong lĩnh vực kế toán để xử phạt vi phạm hoá đơn ?

    Mặt khác, thẩm quyền xử phạt của hai văn bản là khác nhau.

    Nghị Định 39/2011/NĐ-CP ban hành ngày 26/05/2011 bổ sung 1 số điều NĐ 185/2004/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán :

    4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng không lập hóa đơn bán hàng theo quy định.


    NĐ 51/2010/NĐ-CP xử phạt hành vi VP sử dụng hoá đơn khi bán hàng, dịch vụ :

    5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị thanh toán trên 200.000 đồng cho người mua theo quy định tại Nghị định này.

     

    Mình vẫn lăn tăn là nếu CQ Thuế xử phạt hành vi không lập hoá đơn bán hàng khi cung ứng HHDV thì áp dụng văn bản nào để xử phạt ? NĐ 39 hay NĐ 51 ?(Lưu ý mục 3.của Điều 83 Luật ban hành văn bản) & NĐ 128/2008/NĐ-CP quy định chi tiết 1 số điều PLXPVPHC 2002 :

    Điều 3. Một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

    2. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần:

    a) Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 Điều 9 của Pháp lệnh;

     

    Rất mong các bạn tiếp tục thảo luận và trao đổi !


    Tks all.
    Cập nhật bởi tranthibichvan_tax06 ngày 06/07/2011 10:43:30 SA

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |