Áp dụng điều 17 hay điều 38 khi mất việc làm do giải thể Chi nhánh và bán cho cty khác

Chủ đề   RSS   
  • #104973 24/05/2011

    quantm99

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Áp dụng điều 17 hay điều 38 khi mất việc làm do giải thể Chi nhánh và bán cho cty khác

    Kính thưa luật sư!
    Nhờ luật sư tư vấn trường hợp sau:
    1. Tôi ký kết hợp đồng lao động với công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài trụ sở tại TP.HCM (ký với TGĐ cty, địa điểm làm việc tại cty, hợp đồng lao động đóng dấu cty) nhưng làm việc tại chi nhánh cty tại TP.Biên Hòa tỉnh Đồng Nai (chi nhánh là nhà máy đặt tại Biên Hòa).
    Hợp đồng thử việc 2 tháng ký ngày 1/12/2008-31/1/2009 và ký tiếp hợp đồng 1 năm (1/2/2009-31/1/2010), rồi hợp đồng 2 năm (1/2/2010-31/1/2012).
    2. Hiện nay cty đang thông báo giải thể chi nhánh tại Biên Hòa, thực chất là bán nhà máy cho cty khác. Cty mới này thông báo sẽ tiếp nhận lại toàn bộ lao động của cty của tôi và sẽ ký lại hợp đồng lao động mới. Cty của tôi sắp tới sẽ tiến hành chấm dứt HĐLĐ với tất cả nhân viên làm việc tại chi nhánh.

    Nhờ luật sư tư vấn giúp:
    1. Trường hợp cty tôi chấm dứt HĐLĐ với tôi thì sẽ áp dụng điều 38-trợ cấp thôi việc hay điều 17-trợ cấp mất việc.
    2. Trường hợp công ty áp dụng điều 17-trợ cấp mất việc thì thời điểm trước 1/1/2009 tôi đã có thời gian làm việc là 1 tháng thử việc:
    - Có được tính là thời gian được hưởng trợ cấp mất việc hay không?
    - Nếu có, thì theo TT39/2009/TT-BLDTBXH tôi được trợ cấp mất việc là 1/2 tháng lương (làm tròn từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng) hay 2 tháng lương (mức trợ cấp tối thiểu theo TT39).

    Cảm ơn luật sư
    Trân trọng
    Trần Minh Quân 
     
    7019 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #105237   25/05/2011

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Chào anh Quân,

    Xin trả lời anh như sau:

    1. Nếu trong HĐLĐ hoặc một quyết định phân công công tác cho anh về chi nhánh hoặc một văn bản tương đương thì đây là trường hợp áp dụng điều 17, BLLĐ. Còn nếu không có bất kỳ văn bản nào chứng minh anh là người thuộc chi nhánh quản lý thì đây là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng từ phía công ty. Nếu anh đồng ý thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ thì được nhận trợ cấp thôi việc.

    2. Thời gian thử việc được tính là thời gian làm việc của người lao động. Sau khi trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, nếu tổng thời gian tính trợ cấp mất việc nhỏ hơn 1 tháng thì bạn không được nhận trợ cấp này.

    Trân trọng,

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #105355   26/05/2011

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu DN mà bạn đã ký HDLĐ chấm dứt HDLĐ đối với bạn mà  DN mới không tiếp nhận thì DN phải áp dụng điều 17 BLLĐ, mức trả trợ cấp mất việc làm tối thiểu là 02 tháng lương.

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

Email: an@vcalaw.com | Website: www.vcalaw.com

Điện thoại: 0902 255 896