Anh hùng bàn phím là gì? Cụm từ anh hùng bàn phím có nguồn gốc từ đâu?

Chủ đề   RSS   
  • #608890 27/02/2024

    trantuyetvan159

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Anh hùng bàn phím là gì? Cụm từ anh hùng bàn phím có nguồn gốc từ đâu?

    Những người bình luận khiếm nhã, công kích tiêu cực trên mạng xã hội thường được gắn mác là anh hùng bàn phím. Vậy với một định nghĩa khái quát nhất thì anh hùng bàn phím là gì? Cụm từ anh hùng bàn phím có nguồn gốc từ đâu?

    Anh hùng bàn phím là gì? Cụm từ anh hùng bàn phím có nguồn gốc từ đâu?

    Khái niệm “Anh hùng bàn phím” xuất hiện lần đầu có lẽ vào thời điểm năm 2013 khi một nhóm sinh viên trường đại học FPT định nghĩa và phân tích những dấu hiệu nhận biết thành phần này thông qua một đoạn clip dài gần 2 phút.

    Cụm từ Anh hùng bàn phím thực chất được sử dụng với ý nghĩa mỉa mai, chê cười một người nào đó - người giấu mặt sau máy tính, sử dụng bàn phím để bình luận về mọi vấn đề họ thấy trên mạng mà không trực tiếp ra mặt nói chuyện với những người họ đang tranh luận.

    Họ thường đưa ra những bình luận, phán xét thiếu suy nghĩ, phiến diện và nhiều khi quá khích một cách hùng hổ, liều lĩnh, bừa bãi mà không cần biết đúng hay sai, bình luận có gây tổn hại đến danh dự, tinh thần hay thể chất của người khác hay không.

    anh-hung-ban-phim

    Những biểu hiện của anh hùng bàn phím là gì?

    Có thể nhận dạng anh hùng bàn phím trên mạng xã hội từ những bình luận của người này thông qua những biểu hiện sau:

    (1) Cố chấp, phiến diện, phán xét mọi vấn đề trên mạng xã hội với những ai phản bác lại ý kiến họ đưa ra. Họ luôn tỏ ra ngông cuồng cho là mình đúng nên không tiếp thu ý kiến người khác.

    (2) Luôn chê bai miệt thị người khác, soi mói khiếm khuyết ngoại hình người khác bằng ngôn từ xúc phạm quá giới hạn cho phép.

    (3) Hùa theo đám đông, đưa ra những nhận định tiêu cực dù không hiểu bản chất sự việc như thế nào.

    (4) Nói lời tử tế nhưng lại mang hàm ý xấu xa, nhằm lấy khuyết điểm của người khác để nâng cao giá trị của bản thân.

    (5) Nói lời tử tế, khéo léo, tuy nhiên nếu không được đáp ứng sẽ buông lời thiếu chuẩn mực.

    Anh hùng bàn phím xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội thì bị xử lý thế nào?

    Về xử phạt vi phạm hành chính

    Theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

    - Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

    - Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

    - Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn.

    - Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

    - Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.

    - Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm.

    - Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia.

    - Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

    Theo đó, anh hùng bàn phím có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (cá nhân bị phạt tiền bằng 1/2 tổ chức theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

    Đồng thời theo khoản 3 Điều này, người vi phạm còn bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.

    Về xử lý hình sự

    Anh hùng bàn phím xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

    - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    - Nếu người phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

     
    1548 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận