Án treo là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #278923 01/08/2013

    luatminhlong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 151
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Án treo là gì?

    Công ty Luật Minh Long và Cộng sự xin cùng thảo luận với các bạn  về Án treo – Một chế định thể hiện sự nhân đạo của pháp luật Việt Nam!
     
    Án treo là một chế định đặc biệt về chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như sau:
     
    Quy định về Án treo
     
    Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì:
     
    1.  Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
     
    2.  Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
     
    3.  Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định.
     
    4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
     
    5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy định.
     
    Điều kiện hưởng án treo
     
    Tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
     
    1.  Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.
     
    Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
     
    2.  Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.
     
    3.  Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.
     
    4.  Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
     
    Như vậy, người phạm hai tội (đều là tội ít nghiêm trọng) và đã bị tạm giam thì vẫn có thể được hưởng án treo nếu có đủ điều kiện nói trên, tuy nhiên, tòa án chỉ cho người đó hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù.

    Cập nhật bởi luatminhlong ngày 01/08/2013 05:06:33 CH

    Công ty Luật Minh Long và Cộng sự.

    Điện thoại : (04) 62 54 56 58. Fax: 0462.75.54.95

    Hotline: 0914 66 86 85

    Đ/C: số nhà 115, ngõ 562 Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

    Email: info@luatminhlong.com

    Website: www.luatminhlong.com

     
    24631 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #279004   02/08/2013

    luatminhlong
    luatminhlong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 151
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên

    Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
    Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được áp dụng về cách hình thức mang tính giáo dục, phòng ngừa và được quy định cụ thể tại điều 70 Bộ Luật Hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung ngày 19/06 năm 2009 như sau:
     
     
    1.   Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:
     
    +   Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
     
    +   Đưa vào trường giáo dưỡng.
     
    2.  Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.
     
    Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm.
     
    3.  Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
     
    4.  Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng.

    Công ty Luật Minh Long và Cộng sự.

    Điện thoại : (04) 62 54 56 58. Fax: 0462.75.54.95

    Hotline: 0914 66 86 85

    Đ/C: số nhà 115, ngõ 562 Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

    Email: info@luatminhlong.com

    Website: www.luatminhlong.com

     
    Báo quản trị |