An toàn vệ sinh thực phẩm

Chủ đề   RSS   
  • #446322 11/02/2017

    KhanhLeLongson

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    An toàn vệ sinh thực phẩm

    Em chào anh chị!

    Hiện nay, em có vấn đề chưa hiểu rất mong anh chị tư vấn giúp em. Em đang đảm nhận quản lý bếp ăn của nhà máy. Nhân viên bếp có 14  nhân viên, phục vụ cho hơn 500 cán bộ nhân viên của nhà máy. Em xin hỏi: Vậy Bếp ăn của nhà máy cần những hồ sơ pháp lý gì, yêu cầu nhân viên bếp ra sao (bằng cấp, đào tạo an toàn vệ sinh thực phẩm, khám sức khoẻ...), các hồ sơ, biểm mẫu gì? Và các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề bếp ăn tập thể?

    Mọi ý kiến giúp đỡ xin gửi về mail: lekhanh.longsoncement@gmail.com.

    Trân trọng cảm ơn.

     
    4271 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #446388   13/02/2017

    clevietkimlaw4
    clevietkimlaw4
    Top 500
    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2016
    Tổng số bài viết (153)
    Số điểm: 876
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 28 lần


    Chào bạn,

    Dựa trên thông tin bạn cung cấp, tôi xin có một số trao đổi về vấn đề bạn thắc mắc như sau:

    Theo Thông tư 47/2014/TT-BYT Hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thì:

    Điều 12. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

    1. Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở), trừ các trường hợp sau:

    a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

    b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

    c) Bán hàng rong;

    d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.

    Như vậy, bếp ăn của nhà máy phục vụ hơn 500 cán bộ nhân viên như bạn trình bày phải được cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

    1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

    Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu được Sở Y tế uỷ quyền) cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do trung ương và tỉnh cấp giấy phép kinh doanh; hoặc các nhà hàng, bếp ăn tập thể có quy mô từ 200 người ăn trở lên; các dịch vụ ăn uống trong khu công nghiệp, siêu thị, chợ, bệnh viện;

    2. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

    Bước 1: Muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết chủ cơ sở , người trực tiếp tham gia chế biến phải được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Lệ phí tập huấn: 30.000đ/người

    * Hồ sơ khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm:

    • Đơn đề nghị và bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 47/2014
    • Giấy tờ chứng minh đã nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

    - Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập kế hoạch kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân.

    - Sau đó Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định.

    - Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành

     

    Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Tại Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm.

    * Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

    • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ đối tượng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

    + Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP bao gồm cụ thể như sau:

    + Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở

    • Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống
    • Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
    • Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (theo mẫu)
    • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe.
    • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở). Đối với Những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng - khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp)
    • Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn.
    • Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù
    • Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh( Theo mẫu)

         Ngoài ra đổi với đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, thì phải có anh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

    Bước 3: Chi cục kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thông bảo kết quả

    - Trong 5 ngày, chi cục kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thông bảo kết quả cho người nộp đơn biết.

    - Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục an toàn VSTp sẽ cử đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất và tiến hành lập biên bản. Nếu kết luận ĐẠT thì sẽ trình chi cục để cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

    - Nếu kết luận KHÔNG ĐẠT, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở

    Bước 4: Cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm 

    - Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có giá trị trong thời hạn 3 năm. 

    - Sau khi được cấp giấy phải có bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu.

    - Sau khi được cấp GCN mỗi năm Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử người kiểm tra 1 lần. Nếu không đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn trong GNC thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính.

     3. Nhân viên của bếp ăn tập thể

    Như đã trình bày ở trên, tiêu chuẩn đối với người làm việc trong bếp ăn tập thể thì phải được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Bạn có thể tham khảo các văn bản sau để biết thêm chi tiết:

    Luật an toàn thực phẩm 2010;

    NĐ 38/2012/NĐ-CP;

    TT47/2014/TT-BYT;

    TT26/2012/TT-BYT;

    QĐ43/2005/QĐ-BYT

    Trên đây là ý kiến của tôi về câu hỏi của bạn. Rất cảm ơn câu hỏi của bạn

    Chuyên viên tư vấn Hoàng Thi Quỳnh Trang

    Cập nhật bởi clevietkimlaw4 ngày 13/02/2017 10:13:10 SA Cập nhật bởi clevietkimlaw4 ngày 13/02/2017 09:53:53 SA

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - ĐẦU TƯ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
  • #446408   13/02/2017

    giaphattran
    giaphattran
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2015
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 901
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 15 lần


    Đối với câu hỏi bạn đưa ra, Luật Gia Phát xin trả lời như sau:

    Theo quy định pháp luật tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và các văn bản hướng dẫn, đối với bếp ăn của nhà máy cần đáp ứng các quy định pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

    1. Về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

    Bếp ăn của nhà máy phải đáp ứng các điều kiện sau:

    + Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uống tại bếp ăn nhà máy phải tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại Điều 1, 2, 3 và Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

    + Bếp ăn có khu sơ chế thực phẩm, khu chế biến, khu bảo quản thức ăn; khu ăn uống; kho nguyên liệu thực phẩm, kho lưu trữ bảo quản thực phẩm bao gói sẵn; khu vực rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt.

    + Nơi chế biến thức ăn được thiết kế theo nguyên tắc một chiều; có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến; có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, thực hiện chế độ vệ sinh hàng ngày; trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng…

    + Khu vực ăn uống thoáng mát, đủ bàn ghế và sạch sẽ; có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng; có bồn rửa tay và nhà vệ sinh, trong đó 50 người ăn phải có tối thiểu 01 (một) bồn rửa tay và 02 (hai) nhà vệ sinh.

    + Khu trưng bày, bảo quản thực phẩm chín phải bảo đảm vệ sinh; thức ăn, thực phẩm chín phải bày trên bàn/giá cao cách mặt đất không dưới 60cm; có đủ trang bị và các vật dụng khác để phòng, chống bụi bẩn, ruồi, dán và côn trùng; có đủ dụng cụ bảo đảm vệ sinh để kẹp, gắp, xúc thức ăn.

    + Nước đá sử dụng phải được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

    .+Có đủ sổ sách ghi chép thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ kể từ khi thức ăn được chế biến xong.

    + Có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải, kín và có nắp đậy; chất thải, rác thải phải được thu dọn, xử lý hàng ngày; nước thải được thu gom trong hệ thống kín, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

    2. Về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

    Theo quy định pháp luật hiện hàng bếp ăn nhà máy là cơ sở sản xuất, kinh doạnh thực phẩm mà bắt buộc thải thực hiện tủ tục công bố.

     

     
    Báo quản trị |