Án nay - luật xưa: Lòng tham vô đáy của nàng dâu

Chủ đề   RSS   
  • #223162 30/10/2012

    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Án nay - luật xưa: Lòng tham vô đáy của nàng dâu

     

    Án nay - luật xưa: Lòng tham vô đáy của nàng dâu

     - Cứ đến mùa gặt, vợ chồng bà Đỗ Thị Ba (SN 1962, ngụ ấp Trường Thắng, xã Trường Thành, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ) lại lênh đênh trên chiếc ghe trọng tải chín tấn hàng tháng trời để thu mua lúa.

    Bao vốn liếng bà Ba đều chuẩn bị sẵn trong két sắt để trả tiền cho nông dân. 6h sáng 12/7/2012, vợ chồng bà cùng vợ chồng con trai Cao Tấn Phát (SN 1990) rời Cần Thơ bắt đầu cho chuyến thu mua. Đến 17h cùng ngày, ghe cập bến tại địa bàn xã Tân Lập. Ăn cơm xong, con dâu Võ Thị Trinh (SN 1991) than đau bụng và xin lên bờ mua thuốc.

    Đến 3h sáng, vợ chồng bà Ba đang say giấc bỗng choàng tỉnh nghe tiếng la của Trinh: "Trộm... Trộm". Trinh chỉ ra phía bờ sông cho biết tên trộm đã lấy đi chiếc điện thoại di động với giá bảy triệu đồng của chị ta. Ngay lập tức, cả nhà chạy xuống phía hầm ghe kiểm tra két sắt thì thấy cửa sắt mở toang, tất cả số tài sản bao gồm 440 triệu tiền mặt, 116 chỉ vàng 24K, 33,7 chỉ vàng 18k đã "không cánh mà bay". Ai cũng hốt hoảng, khóc lóc, ngoại trừ cô con dâu vẫn giữ được vẻ bình tĩnh lạ thường.

    Chờ đến sáng, bà Ba đến UBND xã Tân Lập trình báo. Nhận thấy vụ mất trộm hết sức nghiêm trọng, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội -  Công an tỉnh An Giang cùng Công an huyện Tịnh Biên khẩn trương đến hiện trường.

    Qua kiểm tra và thông tin người dân cung cấp, các trinh sát nhận định đối tượng khả nghi nhất chính là con dâu của bà Ba. Sau hơn hai giờ đấu tranh khai thác, Trinh đã cúi đầu nhận tội trước sự ngỡ ngàng của mẹ chồng.

    Trinh khai báo, khi biết gia đình chồng mang tất cả tài sản theo người để thu mua lúa gạo, cô ta đã cấu kết với anh trai hòng chiếm đoạt để đưa về gia đình bố mẹ ruột. Trinh gọi cho anh trai là Võ Minh Luân (SN 1986) đi từ Cần Thơ đến An Giang. Lợi dụng lúc mọi người không để ý, Trinh mở két sắt rồi gom tất cả tiền, vàng vào túi nilon.

    Đến 19h30', anh trai đến gần chiếc ghe, cô ta lấy bọc tiền giấu vào bụng rồi giả vờ kêu đau khom lưng chạy lên bờ mua thuốc nhưng thực chất là cố tình tạo tình huống để đánh lừa không cho mọi người phát hiện mình ôm bọc tiền. Sau khi giao tiền cho anh trai, khoảng 5 phút sau cô trở lại ghe và đi ngủ như chưa có chuyện gì xảy ra.

    Đến 3h sáng, Trinh thực hiện màn kịch hoàn hảo nhằm đánh lạc hướng gia đình chồng. Chiếc điện thoại bảy triệu mà cô hô mất được tìm thấy cách hiện trường không xa, do Trinh tự tay tắt nguồn rồi ném đi.

    Luật xưa: Vợ ăn trộm, chồng được ly hôn

    Hành vi của Trinh, đối chiếu với các quy định khác trong cổ luật thì bị xử phạt như thế nào? Thời xưa, Bộ luật Hồng Đức (BLHĐ) nói riêng và luật phong kiến nói chung luôn coi trọng nguyên tắc đạo đức. Do đó, có nhiều hành vi theo BLHS hiện nay chỉ có thể là vi phạm đạo đức, hoặc vi phạm pháp luật khác thì trong BLHĐ lại là tội phạm.

    Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân của bộ luật là: Hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Nó thể hiện lễ nghĩa Nho giáo, trật tự xã hội -gia đình phong kiến, tuy nhiên vẫn có một số điểm tiến bộ. Trong trường hợp người vợ có những hành vi đối xử với mẹ chồng không tốt thì người chồng có quyền ly hôn vợ.

    Theo quy định tại Điều 310 BLHĐ thì người chồng phải ly hôn khi người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng) như: Không con, ghen tuông, ác tật (mắc các bệnh như phong, hủi), dâm đãng, không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp... Đối với trường hợp người con dâu bà Ba thì người chồng được phép ly hôn và bà Ba có quyền không nhận cô ta là con dâu.   

    Theo: Nguoiduatin.vn

     

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    6791 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #223163   30/10/2012

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Án xưa - luật nay: Sự mất tích bí ẩn của Tây Thi

     

    Án xưa - luật nay: Sự mất tích bí ẩn của Tây Thi

     - Tây Thi tên thật Thi Di Quang, sống ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ), thuộc nước Việt cổ. Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng đáng tiếc, Tây Thi nhanh chóng bị kéo vào cuộc chiến tranh tàn khốc giữa hai nước Ngô - Việt.

    Năm 494 trước Công nguyên, Ngô Vương Phù Sai đánh bại quân Việt, gần như tiêu diệt cả nước Việt. Việt Vương là Câu Tiễn rút chạy về cố thủ tại Cối Kê, bị quân Ngô bao vây, buộc phải cầu hòa. Điều kiện mà Ngô Vương đưa ra là chính Việt Vương Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin.

    Câu Tiễn biết Ngô Vương là kẻ háo sắc, vì thế, trước khi lên đường sang Ngô làm con tin, Câu Tiễn đã tuyển chọn rất nhiều mỹ nữ ở nước Ngô, trong đó nổi bật là Tây Thi và Trịnh Đán, huấn luyện kỹ càng rồi dâng lên Phù Sai. Tây Thi từ một cô gái giặt lụa ở vùng thôn quê nước Việt, trở thành một sủng phi của Ngô Vương Phù Sai...

    Cứ như thế, Phù Sai đắm chìm trong nữ sắc. Tây Thi cứ theo những lời dặn dò của Việt Vương Câu Tiễn mà ra sức lấy lòng, mê hoặc vua Ngô. Sau này, Phù Sai còn nghe theo lời của Tây Thi, thả Câu Tiễn và quân sư Phạm Lãi về nước Việt. Và đó chính là cái mầm họa diệt vong của nước Ngô.

    Ba năm sau, sau khi tích trữ đủ lương thảo, Việt Vương Câu Tiễn kéo đại quân Việt tấn công tiêu diệt nước Ngô, giết chết Phù Sai. Cũng chính vì thế, Tây Thi bị người nước Ngô căm hận, ví như một yêu tinh đã khiến cho triều đình nước Ngô sụp đổ.

    Người đẹp Tây Thi.

    Những sử liệu có liên quan tới Tây Thi chỉ dừng lại ở đó. Vì thế, cho tới nay, số phận của Tây Thi sau khi nước Ngô diệt vong ra sao vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.

    Có một giả thuyết đưa ra là, sau khi nước Ngô bị nước Việt diệt vong, Tây Thi đã bị người ta ném xuống sông mà chết. Vấn đề là, ai là người đã nỡ tâm dìm chết đại mỹ nhân họ Thi? Sách "Đông Chu Liệt quốc chí" nói rằng, Tây Thi bị vợ của Việt Vương Câu Tiễn giết chết.

    Nguyên nhân là vì, sau khi tiêu diệt nước Ngô, giết Ngô Vương Phù Sai, Câu Tiễn ca khúc khải hoàn trở về nước Việt và mang theo cả Tây Thi. Vợ của Câu Tiễn cho rằng, Tây Thi là "thứ gây ra họa vong quốc, không nên giữ lại".

    Thực ra, nói là vậy nhưng có đến 8-9 phần là vợ của Câu Tiễn sợ Tây Thi lại mê hoặc Việt Vương, chiếm mất địa vị của mình. Vì thế, vợ của Câu Tiễn đã sai thủ hạ bắt Tây Thi rồi buộc vào một viên đá lớn và ném xuống sông.

    Ngoại trừ hai loại giả thuyết lớn nói trên, còn có rất nhiều truyền thuyết khác về số phận của Tây Thi. Một thuyết nói rằng, Việt Vương Câu Tiễn là kẻ táng tận lương tâm. Sau khi lợi dụng Tây Thi mê hoặc Phù Sai để tiêu diệt nước Ngô đã bắt nàng về nước Việt và đòi nàng "hầu ngủ".

    Nói cách khác chính là dùng quyền lực để cưỡng đoạt Tây Thi. Ở đây phải nói thêm rằng, trong lịch sử, Việt Vương Câu Tiễn được coi là một nhân vật không mấy tốt đẹp, là loại người tiểu nhân, "chỉ có thể chung hoạn nạn" chứ không thể "chung hưởng giàu sang".

    Luật nay: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan chức năng

    Bất kể là kết cục của Tây Thi ra sao thì câu chuyện về số phận của Tây Thi vẫn khiến người đời sau tưởng nhớ bi kịch của người đẹp này. Những bí ẩn vây quanh số phận của Tây Thi dường như đã vượt qua những bí ẩn về thân thế một cá nhân mà trở thành một hiện tượng của lịch sử.

    Tuy nhiên, nhìn nhận thẳng vào vấn đề, nếu như sự mất tích đầy bí ẩn đó xảy ra thời nay thì đã khác. Tây Thi hẳn phải có gia đình của mình, sự mất tích bí ẩn đó nó phải đặt cho gia đình nàng nhiều giả thuyết. Chờ đợi lâu quá thì, gia đình nàng Tây Thi phải làm đơn tới cơ quan chức năng thông báo sự mất tích ấy.

    Có vẻ như giả thuyết: Sau khi nước Ngô bị nước Việt diệt vong, Tây Thi đã bị người ta ném xuống sông mà chết được người ta chú ý đến nhiều. Vấn đề, ai là người đã nỡ tâm dìm chết đại mỹ nhân họ Thi?

    Sách "Đông Chu Liệt quốc chí" ghi: Tây Thi bị vợ của Việt Vương Câu Tiễn giết chết, Tây Thi là "thứ gây ra họa vong quốc, không nên giữ lại". Nhưng ngày nay pháp luật rất công minh và bình đẳng. Ai có tội thì người đó phải chịu trách nhiệm trước hành vi vi phạm pháp luật của mình. Không thể buộc tội người khác một cách thiếu chứng cứ và luận chứng. Thời đó, vì thù hằn hay ghen ghét nhau mà người ta có thể đổ cho nhau những tội tày trời được.

    Theo Điều 10 BLTTHS thì: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

    Đồng thời sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã có đầy đủ yếu tố để khởi tố một vụ án thì phải tiến hành ngay để tiếp tục điều tra làm rõ các đối tượng có liên quan.    

    Theo: nguoiduatin.vn

     

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |