Ai đánh giá thẩm phán

Chủ đề   RSS   
  • #289993 06/10/2013

    duytri58



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2009
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 1847
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 11 lần


    Ai đánh giá thẩm phán

    Một học sinh không đọc kỹ đề bài, làm văn sẽ lạc đề, làm toán sẽ sai kết quả, một công nhân không nghiên cứu kỹ bản vẽ sẽ làm ra sản phẩm sai không dùng được.... sẽ bị điểm kém, trượt ĐH, bị trừ lương,......

    Vậy một Thẩm phán "không nghiên cứu kỹ hồ sơ" và vận dụng sai điều luật vào bản án, đã đưa ra một bản ai trái pháp luật thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân,  thì ở các nước phát triển họ xử lý thế nào, và ở Việt Nam chúng ta đã xử lý ra sao ?

     
    7693 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #290100   07/10/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Về nguyên tắc đánh giả thẩm phán thì có kiểm sát viên đó bạn, họ vừa đóng vai trò công tố vừa đóng vai trò giám sát phiên tòa.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    duytri58 (07/10/2013) lehuong686 (07/10/2013)
  • #290108   07/10/2013

    duytri58
    duytri58



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2009
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 1847
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 11 lần


    Tôi không nhận thấy điều đó, sự thật đang diễn ra có lẽ sai khác quá nhiều với quy định PL. ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duytri58 vì bài viết hữu ích
    duchieu (07/10/2013)
  • #290177   07/10/2013

    Thẩm phán đương nhiên là chịu sự quản lý của chánh án và bí thư đảng uỷ. Nhưng Chánh án và Bí thư đảng uỷ của Toà án thì cũng là Thẩm phán. 

    Nghiêm khắc với người thì sợ là sau này sẽ khó xử nếu mình sai, vì vậy nên trừ trường hợp bị báo chí nêu và dư luận bức xúc thì làm đúng quy định, còn nói chung là "nghiêm khắc rút kinh nghiệm" !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duchieu vì bài viết hữu ích
    duytri58 (08/10/2013)
  • #290214   08/10/2013

    duytri58
    duytri58



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2009
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 1847
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 11 lần


    Cảm ơn các AC, chỉ có Tòa án lương tâm phán xử họ, và  luật đời: có vay, có trả.

    Thấy đương sự bước vào họ hoảng sợ, họ liền đuổi đương sự ra ngoài.  đương sự ôn hòa ... họ xuống giọng mời "ra đợi thư ký", ... rồi  họ cúi mặt bước đi trên hành lang ngắm những viên gạch nâu mòn . Cái gì làm cho họ mất đi sự "Thẩm"  để lại một "bà Phán" làm bao dân oan đau đớn khốn cùng.

    Cập nhật bởi duytri58 ngày 08/10/2013 05:03:25 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duytri58 vì bài viết hữu ích
    hoangtuhung_1990 (11/10/2013)
  • #294744   01/11/2013

    gdtcbatbinh
    gdtcbatbinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2013
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 2 lần


    duytri58 viết:

    Cảm ơn các AC, chỉ có Tòa án lương tâm phán xử họ, và  luật đời: có vay, có trả.

    Thấy đương sự bước vào họ hoảng sợ, họ liền đuổi đương sự ra ngoài.  đương sự ôn hòa ... họ xuống giọng mời "ra đợi thư ký", ... rồi  họ cúi mặt bước đi trên hành lang ngắm những viên gạch nâu mòn . Cái gì làm cho họ mất đi sự "Thẩm"  để lại một "bà Phán" làm bao dân oan đau đớn khốn cùng.

    Nếu vin vào luật đời có vay có trả thì xóa bỏ tòa án đi. Nó tồn tại chẳng có mục đích gì

     

     
    Báo quản trị |  
  • #294799   01/11/2013

    maithuyphu
    maithuyphu
    Top 500
    Female


    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2013
    Tổng số bài viết (181)
    Số điểm: 2184
    Cảm ơn: 74
    Được cảm ơn 48 lần


    chào bạn,

             theo mình thì cơ quan Viện kiểm sát và người dân ( người tham gia trong quá trình tố tụng ) sẽ là người đánh giá thẩm phán thông qua việc chấp nhận bản án hay không chấp nhận bản án (kháng cáo, kháng nghị). việc trong vòng 1 năm số lượng án thẩm phán giải quyết bị kháng cáo, kháng nghị sẽ ảnh hưởng 1 phần đến việc đánh giá chất lượng đảm nhiệm chức vụ của người thẩm phán đó.

    hãy nói cho tôi nge, bạn đang nghĩ gì.

     
    Báo quản trị |  
  • #294800   01/11/2013

    duytri58
    duytri58



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2009
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 1847
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 11 lần


    Đúng là, phải vào hoàn cảnh bất công mới thấy người dân ngày một chọn phương án "tự xử" thay vì hy vọng vào một phiên tòa công tâm. 

    Họ ngang nhiên tuyên án chẳng coi pháp luật là gì, chẳng cần chứng cứ, chẳng cần gì cả, vậy cái gì thúc ép họ làm trái như vậy? ai cũng biết nhưng nói ra thì tìm đâu được chứng cứ!

    Chúng ta phải thấy thực tế XH hiện nay như một bệnh nhân "Cổ Trướng" vậy, có thuốc giải đấy nhưng BN không chịu uống....

    Cập nhật bởi duytri58 ngày 01/11/2013 02:23:51 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #294810   01/11/2013

    gdtcbatbinh
    gdtcbatbinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2013
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 2 lần


    Phúc thẩm lên trên thì lại gặp bài : "con hát mẹ khen hay" 

     
    Báo quản trị |  
  • #295029   02/11/2013

    duytri58
    duytri58



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2009
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 1847
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 11 lần


    Đến đây tôi nghĩ đến "Bước đường cùng" . Trong XH chúng ta đang sống Luật sư không được đánh giá đúng như quy định của PL. Thật buồn thay!

    Biết làm sao đây các anh chị LS !

     
    Báo quản trị |  
  • #295101   03/11/2013

    loveaffair
    loveaffair

    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2395
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 17 lần


    duytri58 viết:

    Đến đây tôi nghĩ đến "Bước đường cùng" . Trong XH chúng ta đang sống Luật sư không được đánh giá đúng như quy định của PL. Thật buồn thay!

    Biết làm sao đây các anh chị LS !

    Thì bí mật thu âm, ghi hình các phiên xét xử, sau này có gì tung lên mạng để đối chứng chứ sao, ai đúng ai sai cả nước biết, và trừng phạt 1 số thẩm phán coi thường tố tụng, tuyên 1 đằng ra bản án 1 nẻo.

     
    Báo quản trị |  
  • #295167   03/11/2013

    duytri58
    duytri58



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2009
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 1847
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 11 lần


    Rất cảm ơn loveaffair, nhưng chắc bạn không phải là LS. Chúng ta đang đi trên con đường NN pháp quyền, nếu mình gặp bùn lầy thì gắng vượt qua, không vượt được thì cam chịu xuống dưới mà đợi họ thôi chứ bảo vệ mình còn chưa xong đây đi ghi cái đó làm gì nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duytri58 vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (03/11/2013)
  • #295262   04/11/2013

    phanthanhtuan2013
    phanthanhtuan2013
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2013
    Tổng số bài viết (310)
    Số điểm: 2586
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 154 lần


    Em chào các anh, chị, luật sư!

    Lướt qua thì thấy đa phần các anh, chị, luật sư đa bàn về việc đánh giá thẩm phán ở Việt Nam, trong khi đó chủ topic cũng muốn biết thông tin về đánh giá thẩm phán ở nước ngoài nữa.Thấy đề tài cũng thú vị nhưng em lại có tật là khi không biết gì cứ google nên có tìm hiểu được thông tin trên Internet về việc đánh giá, xử lý thẩm phán ở Mỹ như ở dưới. Các anh chị tham khảo nhé:

    "...

    Hành động kỷ luật đối với các thẩm phán liên bang

    Tất cả các thẩm phán liên bang được bổ nhiệm theo quy định trong Điều III của Hiến pháp đều được giữ chức vụ đó “trong thời gian có hành vi chính đáng”, có nghĩa là họ sẽ được giữ chức vụ đó suốt đời hoặc cho đến khi họ muốn ngừng lại. Cách thức duy nhất khiến họ phải từ nhiệm là thông qua việc luận tội (cáo buộc bởi Hạ viện)kết tội bởi Thượng viện. Theo quy định của Hiến pháp (đối với các thẩm phán Tòa án tối cao) và các tiêu chuẩn lập pháp (đối với thẩm phán tòa phúc thẩm và sơ thẩm), việc luận tội có thể được tiến hành đối với những tội danh “phản quốc, nhận hối lộ hoặc những tội mức độ cao và nghiêm trọng khác”. Thẩm phán bị luận tội sẽ có thể bị xét xử tại Thượng viện, nơi sẽ kết án họ bằng hai phần ba số phiếu thuận của các thành viên có mặt.

    Từ năm 1789, Hạ viện chỉ khởi xướng thủ tục luận tội đối với 13 thẩm phán - mặc dù có một số lượng tương tự các thẩm phán đã từ chức trước khi có hành động chính thức chống lại họ. Trong số 13 trường hợp này, chỉ có 7 trường hợp bị kết tội, và những người bị kết tội đã bị cách chức.

    Mặc dù chỉ có rất ít các hành động phạm tội công khai của các thẩm phán, song có một “vùng đệm” các hành vi sai trái có thể đặt các thẩm phán vi phạm ở những mức độ nào đó giữa những hành vi có thể chấp nhận được và hành vi có thể bị luận tội. Cần phải làm gì với những thẩm phán liên bang xét xử một vụ kiện bất chấp sự xung đột rõ ràng về lợi ích, một thẩm phán thường thể hiện sự thiên vị trong phòng xử án, một thẩm phán mà những thói quen cá nhân thường gây tác động tiêu cực tới việc xét xử của ông / bà ta tại tòa án? Về mặt lịch sử, hầu như không có hành động nào khác được tiến hành đối với những trường hợp như vậy ngoài việc các đồng sự của họ đưa ra một lời khiển trách. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, đã có những biện pháp kỷ luật đối với các thẩm phán.

    Vào ngày 1 tháng Mười 1980, một quy định mới của Quốc hội đã có hiệu lực. Với tên gọi “Đạo luật về cải cách các hội đồng thẩm phán và về hành vi và sự không đủ tư cách của thẩm phán”, luật này có hai phần riêng biệt. Phần thứ nhất ủy quyền cho Hội đồng thẩm phán tại mỗi hạt, bao gồm các thẩm phán của tòa phúc thẩm và sơ thẩm do chánh án của hạt đứng đầu, được “đưa ra những quy định phù hợp và cần thiết để bảo đảm việc thực thi luật pháp hiệu quả và nhanh chóng trong hạ t của mình”. Phần thứ hai của đạo luật quy định một trình tự khiếu kiện về mặt pháp lý chống lại các thẩm phán. Nói một cách ngắn gọn, nó cho phép một bên không đồng tình trong vụ kiện được đệ đơn khiếu nại lên viên lục sự của tòa phúc thẩm. Chánh án sau đó sẽ xem xét lời cáo buộc và có thể bác bỏ nếu nó tỏ ra không đúng đắn hoặc vì rất nhiều lý do khác. Nếu lời khiếu nại tỏ ra có cơ sở, chánh án sẽ phải chỉ định một ủy ban điều tra bao gồm bản thân ông / bà ta và một số lượng bằng nhau các thẩm phán tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm. Sau khi điều tra, ủy ban này sẽ báo cáo cho hội đồng, và hội đồng sẽ có một số lựa chọn: thẩm phán có thể được miễn tội; nếu người vi phạm là một thẩm phán hoặc chánh án của bang, ông / bà ta có thể bị cách chức; và một thẩm phán được bổ nhiệm theo Điều III của Hiến pháp có thể phải chịu sự khiển trách hoặc phê bình riêng tư hoặc công khai, tuyên bố không đủ tư cách, hoặc cấm xét xử trong các vụ việc khác. Tuy nhiên, không được phép cách chức thẩm phán được bổ nhiệm theo Điều III của Hiến pháp; việc luận tội vẫn là cách thức duy nhất. Nếu hội đồng quyết định rằng hành vi vi phạm có thể tạo ra cơ sở cho việc luận tội, hội đồng sẽ thông báo cho Hội nghị tư pháp, và Hội nghị này sẽ chuyển vụ việc cho Hạ viện Hoa Kỳ để xem xét.

    ...".

    Nguồn: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_uslegalsystem_vii.html

    Chúc các anh, chị, luật sư một tuần mới đầy vui vẻ và hăng say trong công việc.

    Thành Tuấn

     

    Tra cứu BẢN ÁN/ HỢP ĐỒNG MẪU tại https://caselaw.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phanthanhtuan2013 vì bài viết hữu ích
    duytri58 (05/11/2013)
  • #296266   08/11/2013

    gdtcbatbinh
    gdtcbatbinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2013
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 2 lần


    Đã làm cái nghề đó nên "làm người" chứ ko nên "làm ăn". Chỉ có đạt được điều đó mới nên giữ lại ngồi ghế đó.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #296273   08/11/2013

    duytri58
    duytri58



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2009
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 1847
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 11 lần


    Hỡi các anh chị Luật sư ! sắp đến thời các AC được trân trọng đúng với những gi nghề nghiệp của các AC xứng đáng được trân trọng. nghề nào cũng cao quý. Vụ ông Chấn đã thể hiện rõ sự bất lực của các AC. Mong sao các AC giúp cho dân bớt đi oan ức dù là nhỏ cũng đáng quý lăm lắm.

    mong sao góp phần xoay được bánh xe công lý đi về đúng con đường của nhà nước pháp quyền, NN của dân, do dân và vì dân.

    Chúc các AC thành công.

     
    Báo quản trị |