Ai có quyền quyết định thực nghiệm điều tra vụ án hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #607945 04/01/2024

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Ai có quyền quyết định thực nghiệm điều tra vụ án hình sự?

    Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì thực nghiệm điều tra cũng là một trong những hoạt động nhằm mục đích kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa quan trọng để giải quyết vụ án. Vậy thì theo quy định hiện nay thì cơ quan nào, người nào có quyền quyết định thực nghiệm điều tra?

    1. Ai có quyền quyết định thực nghiệm điều tra vụ án hình sự?

    Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015):

    Tại điểm d khoản 2 Điều 36 BLTTHS 2015:

    “2. Khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:

    d) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, khai quật tử thi, thực nghiệm điều tra, thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản.”

    Tại điểm đ khoản 2 Điều 41 BLTTHS 2015:

    “2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:

    đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;”

    Tại điểm đ khoản 2 Điều 45 BLTTHS 2015:

    “2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và những nhiệm vụ, quyền hạn:

    đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;”

    Như vậy thì theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là những người có quyền quyết định thực nghiệm điều tra.

    thuc-nghiem-dieu-tra

    2. Thực nghiệm điều tra có cần Kiểm sát viên kiểm sát việc thực hiện không?

    Quy định về thực nghiệm điều tra tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có đề cập một số vấn đề:

    - Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.

    Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.

    - Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.

    - Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.

    Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.

    - Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.

    Theo đó có quy định yêu cầu trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra.

    Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.

    Như vậy, khi thực nghiệm điều tra thì kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực hiện. Tuy nhiên, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì việc thực nghiệm vẫn được tiến hành như quy định, chỉ cần ghi rõ vào biên bản về việc Kiểm sát viên vắng mặt.

     
    574 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận