Ai có quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #233287 14/12/2012

    thinhphuong

    Female
    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:01/11/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Ai có quyền nuôi con

    Thưa luật sư , em và chồng em đả chung sống với nhau suốt hơn 1 năm , do mâu thuẩn quá nhiều và chúng em suốt ngày cải nhau , mẹ chồng em củng mắng chưởi em , đối xử với 2 mẹ con em như nô lệ vậy , em đả tâm sự rất nhiều với chồng em , nhưng anh ấy không hiểu cho em mà còn đánh đập em , mắng chưởi em , cho nên bây giờ em quyết định li hôn , hiện tại con của chúng em chỉ mới 9 tháng tuổi , thưa luật sư nếu li hôn thì em có quyền nuôi con không , em rất lo , bởi vì lương của em không nhiều , 1tháng em thu nhập được 3 đến 4 triệu đồng , mà chồng em thi lại có thu nhập nhiều hơn em , mong luật sư tư vấn giúp em , em xin cảm ơn luật sư nhiều

     
    5900 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #233450   15/12/2012

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn ! Nếu con dưới 36 tháng tuổi, thường thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ, tuy nhiên hết thời gian trên, người cha có thể khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con. Tốt nhất là bạn nên suy nghĩ kỹ và có thể cùng chồng tìm một phương án nào thích hợp đểb quyền lợi của trẻ không bị ảnh hưởng. Thân ái !!!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimlalaw vì bài viết hữu ích
    thinhphuong (16/12/2012)
  • #233461   15/12/2012

    phamnhungdhl
    phamnhungdhl

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2012
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 392
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 12 lần


     

    "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên."

    Căn cứ vào các quy định trên, nếu bạn ly hôn khi con bạn mới 9 tháng tuổi thì bạn sẽ được quyền nuôi con, và chồng bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.  Tuy nhiên sau khi con bạn trên 3 tuổi chồng bạn có thể khỏi kiện ra tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Tuy nhiên bạn cũng không nên lo lắng lắm về chuyện thu nhập của bạn ít hơn chồng, bởi vì khi quyết định Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con!

     

    Chuyên viên:  Phạm Thị Nhung              

     

    Chuyên viên tư vấn Luật:

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamnhungdhl vì bài viết hữu ích
    thinhphuong (16/12/2012)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Đào Kim Lân - Email: kimlalaw2000@yahoo.com