Xin chào xaydunghungvuong chúng ta lại gặp nhau rồi.
Do hệ thống tải điện là nguồn nguy hiểm cao độ nên TH của bạn là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Cụ thể tại điều 623 BLDS có quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Nếu chỉ dừng lại ở đây thì tình huống quả thật quá đơn giản
Tuy nhiên trong TH này cần phải xác định ông hàng xóm nhà bạn có lỗi trong TH này hay không?
Về nguyên tắc ông hàng xóm nhà bạn có quyền giăng điện trong phạm vi quản lý nhà ông ấy.Tuy nhiên điện là nguồn nguy hiểm cao độ và việc sử dụng nó phải đảm bảo nguyên tắc an toàn.Mặc dù ông hàng xóm nhà bạn đã để biển hướng dẫn,biển báo như vậy nhưng đối với hệ thống điện thì việc làm như vậy là chưa đủ để đảm bảo an toàn cho mọi người.Tôi cứ giả sử trẻ em đang vui chơi mà mắc phải điện nhà ông hàng xóm nhà bạn thì giải quyết thế nào? bởi nhận thức của các em về vấn đề này còn rất hạn chế.
Vì vậy có thể kết luận rằng ông hàng xóm nhà bạn cũng có lỗi trong TH này.
Tuy nhiên việc xác định lỗi còn phải xem xét và với bài tập sinh viên thì chưa đến mức phải tìm hiểu quá sâu như vậy.
Bạn có thể tham khảo thêm ở điều 617 BLDS
Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Thân ái!
Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 04/11/2012 10:22:19 SA
Căn dòng & in nghiêng điều luật
Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.
Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.
Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!