Đồng ý với bạn về việc xác định tội danh của A và B.
Tuy nhiên, lập luận của bạn về vấn đề đồng phạm không thực sự chính xác. Ở tình huống trên, A không phải là đồng phạm với B về tội "Trộm cắp tài sản" bởi vì A không cùng thực hiện tội phạm với B; cũng khôn phải là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho B thực hiện hiện tội phạm và A cũng không có hứa hẹn trước với B về việc tiêu thụ tài sản mà B trộm cắp được. Chứ không phải là vì tội phạm mà B thực hiện đã hoàn thành nên A không phải là đồng phạm.
Còn lập luận này: "A không phạm tội che giấu tội phạm vì lúc này B đã thực hiện song hành vi trộm cắp "tội phạm hoàn thành" nên A không bị tội theo điều 313 và 314 bộ luật hình sự" thì hoàn toàn không đúng.
Vì khi đã khẳng định hành vi của B cấu thành tội "Trộm cắp tài sản" thì hành vi của A đương nhiên cấu thành tội "Tiêu thụ tài sản...". Do vậy mà A không thể bị truy tố về tội "Che giấu tội phạm" và tội "Không tố giác tội phạm" nữa. Chứ không phải là vì tội phạm mà B thực hiện đã hoàn thành. Đó là nguyên tắc xác định tội danh trong luật hình sự.
P/S: về câu hỏi của
#0072bc;">thanhthuy2508 thì việc xử lý A có hai trường hợp.
TH1: nếu chiếc xe máy có giá trị < 2tr đồng thì hành vi của B không cấu thành tội "Trộm cắp tài sản" (nếu ko có tình tiết định tội khác). Dẫn đến hành vi của A cũng không cấu thành tội "Tiêu thụ tài sản...".
TH2: nếu ngược lại thì A phạm tội "Tiêu thụ tài sản..." theo Điều 250 BLHS.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!