Thắc mắc về bạo hành trẻ em?

Chủ đề   RSS   
  • #587467 10/07/2022

    chi123456.

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:09/07/2022
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thắc mắc về bạo hành trẻ em?

    Em là 1 trong những nạn nhân của bạo hành trẻ em và em mong muốn bài đăng này sẽ cho em câu trả lời ạ. Em thật sự bị ba em tra tấn tâm lí, ba luôn chửi mắng và thậm chí lá sỉ nhục em và mẹ mọi thứ, em thật sự muốn lâm vào cảnh trầm cảm. Bây giờ em không biết cách kiện ba mình làm sao và em cũng đã tham khảo mạng xã hội nhưng ko có câu trả lời. thật sự em chỉ mới 13 tuổi. mong mọi người giúp đõ em ạ!

     
    1280 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chi123456. vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/07/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #587574   12/07/2022

    LuatsuPhamThanhHuu
    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 414 lần
    Lawyer

    Thắc mắc về bạo hành trẻ em?

    Chào em,

    Trong trường hợp này em có thể gọi điện đến Tổng đài 111 (Tổng Đài Quốc gia bảo vệ trẻ em) để được hỗ trợ kịp thời.

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatsuPhamThanhHuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/07/2022)
  • #589627   12/08/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Thắc mắc về bạo hành trẻ em?

    Tại Điều 30 Hiến pháp 2013 có quy định: 

    1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

    3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

    Theo Điều 37 Hiến pháp 2013 có quy định:

    1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

    2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

    3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Bên cạnh đó, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ theo quy định ở Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:

    1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

    4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    Như vậy, không có quy định nào nhắc đến việc cha mẹ có quyền đánh đập, ngược đãi con mà không có nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc cho con.

    Tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em, theo đó:

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

    b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

    c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

    d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;

    b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.

    Căn cứ Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, như sau:

    1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

    b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm

    a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

    b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

     

    Trong trường hợp của bạn, nếu có những hành vi đánh đập, xúc phạm bạn thường xuyên, gây hậu quả nghiêm trọng thì bạn cần thông báo cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/08/2022)
  • #590814   07/09/2022

    lsnguyenthanhhuan
    lsnguyenthanhhuan

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/09/2022
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần
    Lawyer

    Thắc mắc về bạo hành trẻ em?

    Luật sư Huân 11 chào em, Luật sư chia sẻ với em về những gì em đang trải qua, bị bạo hành ngay tại chính gia đình của mình.

    Luật sư muốn em thực hiện 2 việc sau đây: 

    - Thứ nhất: Em gọi ngay đến tổng đài 111 - Nơi đây sẽ có các chuyên viên hỗ trợ ghi nhận thông tin và chuyển về địa phương để bảo vệ em

    - Thứ hai: Tâm sự cùng giáo viên của em, nhờ giáo viên của em báo cáo đến Hiệu trưởng và chính quyền (ở đây là UBND xã/phường) nơi em đang sinh sống.

    Hãy thực hiện 2 điều trên để từng bước bảo vệ bản thân và có cơ hội phát triển bản thân một cách tốt nhất em nhé!

    Về việc quy định của Pháp luật về xử lý trường hợp bạo hành gia đình như thế nào, Luật sư cho rằng em có thể tìm hiểu thêm sau, cái chính vẫn là 2 nội dung Luật sư đã đề xuất với em ở trên!

    Chúc em luôn bình an và học tập tốt nhé!

    Luật Sư Nguyễn Thành Huân

    Top luật sư Uy Tín tại TP.HCM

    SĐT: 0979800000

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsnguyenthanhhuan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/09/2022)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: