TIẾP NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Chủ đề   RSS   
  • #467998 17/09/2017

    tranvanhoanggt

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    TIẾP NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

    Kính chào các luật sư trên diễn đàn, tôi có một sự việc cần sự tư vấn góp ý của quý anh chị cùng các bạn. tình tiết sự việc cũng khá dài nhưng tôi chia sẽ mong các bạn hiểu hết vấn đề và giúp đỡ:

    Tôi có một người ngoại cậu là T (tức là em trai ruột của bà ngoại), đã mất năm 2002. Trong chiến tranh ông bị thương tật và có người con gái duy nhất hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau ngày giải phóng, ông sống trong một căn nhà tạm trên mảnh vườn do ông bà để lại. Do ông bị tâm thần nên người vợ của ông là bà ngoại B (là người vợ duy nhất của ông, có chung một người con là liệt sĩ NTH) đã về quê và đi lấy chồng, có con (bà được nhà nước phong tặng Mẹ Việt Nam Anh hùng). Nhưng bà vẫn đi về nhắc nhở con cháu và cùng lo cho ông về chế độ cũng như ngày giỗ, trách nhiệm giống như người còn trong gia đình. Sau khi ông mất, những con cháu trong gia đình có làm một căn nhà để thờ cha mẹ ông, ông cùng con gái liệt sĩ của ông. Các cháu gọi ông bằng chú ruột, bác ruột đều ở rất xa. Chỉ có mẹ tôi cùng các chị em của mẹ gọi ông bằng Cậu ruột ở quê gần ông.

    Ông có người chị gái là K (tôi gọi là bà ngoại dì), hiện nay đã 101 tuổi và còn sống với gia đình bên chồng, bà ngoại K không có con nên cưới vợ 2 cho chồng sinh hạ được 4 người con, trong đó có ông Long.

    Hiện nay mảnh vườn và ngôi nhà của ông ngoại T ảnh hưởng bởi dự án KĐT mới, ông Long ra kê khai và nhận đền bù, nhận đất không thông qua con cháu trong gia đình. Tôi biết được có đơn kiến nghị lên UBND phường và Ban quản lý dự án ngưng giải quyết việc đền bù do ông Long có hành vi trục lợi cá nhân trên tài sản của ông bà. Sự việc được thông báo dừng giải quyết việc đền bù đối với ông Long, do ông Long không xếp trong hàng, diện thừa kế nào. Đồng thời thông báo cho gia đình sẽ xác định quyền thừa kế đất và tài sản gắn liền trên đất theo pháp luật. Nếu không có người nào thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì hiện nay chỉ có bà ngoại K là hàng thừa kế thứ 2 để tiếp nhận giải quyết việc đền bù, nhưng bà đã quá lớn tuổi, không còn năng lực để giải quyết sự việc.

    Theo nguyện vọng của các con cháu trong gia đình, mong muốn tiếp nhận thừa kế để lo ngôi nhà thờ cho cha mẹ ông, ông cùng con gái của ông. Hiện nay, nếu mẹ tôi và các dì của tôi (tức gọi ông bằng cậu ruột, thuộc hàng thừa kế thứ 3) không lo thì không có ai ở địa phương thờ tự ông theo huyết thống.

    Do vậy, tôi nhờ các quý luật sư trên diễn đàn tư vấn giúp cho tôi định hướng giải quyết sự việc với một số vấn đề sau:

    1/ Bà ngoại B, vợ của ông có quyền thừa kế di sản của ông để lại không? Nếu được bà sẽ nhận di sản thừa kế và ủy quyền lại cho con cháu trong đường thân ruột của ông tiếp quản và xây dựng nhà chờ cho ông?

    2/ Nếu sự việc diễn ra có nguy cơ trục lợi cá nhân, con cháu chúng tôi thuộc hàng thừa kế thứ ba thực hiện yêu cầu theo quy mô tập thể để giữ trọn vẹn di sản lo cho nhà thờ của ông đượ không?

    Theo các luật sư cùng các bạn, chọn giải pháp nào thuận tiện hơn, mục đích cuối cùng là lo cho ngôi nhà thờ của ông (thờ 3 thế hệ) để sau này con cháu thuộc đường thân ruột của ông (họ nội) về tiếp quản.

    Mong có sự giúp đỡ của các quý bạn trên diễn đàn!

    Chân thành cảm ơn!

     
    2937 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578010   15/12/2021

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    TIẾP NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

    Chào bạn!

    Đối với vấn đề bạn nêu, tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:

    1/ Theo Khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Vì vậy, khi ông T chết thì bà B không còn là vợ nên không có quyền thừa kế. Bà B chỉ có thể được chia thừa kế nếu chứng minh được công chăm sóc ông T.

    2/ Trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự hiện nay kết hợp với thực tế xét xử thì có 2 cơ sở rõ ràng để xác định di sản được sử dụng thờ cúng là người để lại di sản có lập di chúc để một phần tài sản phục việc vụ thờ cúng hoặc các đồng thừa kế đồng ý để di sản cho mục đích thờ cúng. Trường hợp của bạn không thuộc 2 trường hợp nêu trên nên tương đối khó khăn để đạt mong muốn của bạn và mọi người.

    Tuy nhiên, nếu phát sinh tranh chấp thì bạn có thể nêu ý kiến về việc tiếp tục thờ cúng (3 đời) để đề nghị cơ quan thẩm quyền xác định hoặc công nhận di sản thờ cúng.

     

    Trân trọng!

    LS. Cao Sỹ Nghị

    ĐT: 0908133564

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

www.luatdoanhgia.vn

Luật sư Đỗ Thị Thu Hương

Văn phòng Luật sư Doanh Gia - 0904.779997