Tranh chấp đất nhà thờ ông bà

Chủ đề   RSS   
  • #552345 21/07/2020

    sansan1234

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Tranh chấp đất nhà thờ ông bà

    - Chuyện là gia đình ông em gồm 5 người con. Hơn 30 năm trước thì các chú bác của em đã ra ở riêng và sinh sống ở nơi khác cho đên nay. Ba em ở chung và chăm sóc cho ông!

    - Tranh chấp bắt đầu từ khi ông em mất vào năm 2014. Các bác em thấy ông em mất nên đã ngỏ lời về ở chung nhưng bồ em không đồng ý. Bây giờ họ muốn định giá mãnh đất và chia ra số tiền tương ứng cho mỗi người.

    - Vậy cho em hỏi mong muốn của các bác em vậy là đúng hay sai ạ? Và đất bây giờ có thể chuyển tên sang cho ba em được chưa ?

    - Em xin cám ơn!

     
    1541 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sansan1234 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/07/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #552360   21/07/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo quy định của BLDS 2015 quy định thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Vì ông bà đều đã mất và không để lại di chúc. Do vậy, thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Theo Điều 649 BLDS năm 2015 quy  định:

    “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”

    Theo điểm a, khoản 1, Điều 651,BLDS 2015 quy định:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

    Như vậy, người thừa kế di sản của ông bà bạn bao gồm bố bạn và những người anh chị em ruột của bố bạn. Phần di sản thừa kế của ông bà bạn sẽ được chia đều cho những người thừa kế thứ nhất bao gồm bố mẹ của người mất (nếu có) và tất cả các người con.

    Do đó, các đồng thừa kế mà thỏa thuận được về vấn đề tài sản thì phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Sau khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, bố bạn có quyền sử dụng, sở hữu tài sản có nguồn gốc từ ông bà bạn.

    Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về vấn đề tài sản thì các người con của ông bà bạn chưa đủ căn cứ để xác lập quyền sở hữu với toàn bộ tài sản. Nếu tranh chấp thì các bên có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/07/2020) sansan1234 (24/07/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.