Trường hợp của bạn, diện tích tranh chấp nằm trong Giấy chứng nhận của bạn thì việc hộ gia đình bên nói gia đình bạn bạn đã lấn 8cm đất với quy định pháp luật. Vì nguyên tắc nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là chỉ được sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất đã được cấp.
Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình thì gia đình bạn phải chứng minh được diện tích đất của gia đình mình, bạn cần phải xem lại cả sổ đỏ đứng tên bạn và sổ đỏ đứng tên chủ cũ để chứng minh được diện tích đất trên 2 cuốn sổ kia đã bị lấn chiếm như thế nào, Sau đó, gia đình bạn có thể làm đơn đề nghị địa chính xã tiến hành đo đac lại diện tích của hàng xóm gia đình nhà bạn, diện tích đất của nhà bạn, Sau khi đo đạc lại, nếu phát hiện đất của gia đình bạn không lấn chiếm thì bạn có thể thương lượng với hàng xóm để thỏa thuận với nhau trên tinh thần thiện chí hợp tác.
Theo quy định tại khoản 2 điều 202 Luật Đất đai 2013 thì: Nếu hai bên không thể tự hòa giải, thì có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tới UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Nếu UBND cấp xã hòa giải không thành thì theo quy định tại điều 203 Luật Đất đai 2013, gia đình hàng xóm có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại tòa án nhân dân cấp huyện hoặc UBND cấp huyện nơi có đất tranh chấp để giải quyết.
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, Tòa án chỉ có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ.
Do đó, bạn cần chủ động chuẩn bị những chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp của mình là hợp pháp.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.