Theo quy định về Thừa kế của Bộ Luật Dân sự 2015, khi một trong 2 người "cha mẹ" chết sẽ phát sinh thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, dù là trường hợp nào thì căn nhà cũng sẽ trở thành tài sản chung của người "cha hoặc mẹ" còn sống và của những người nhận thừa kế.
Nếu ngôi nhà là tài sản chung của 2 vợ chồng cha mẹ người bán: sau khi người chồng mất, giá trị một nửa ngôi nhà và đất thuộc sở hữu riêng của người vợ, nữa còn lại là di sản của các đồng thừa kế bao gồm bạn và các con của người bán. Do đó, ngôi nhà thuộc sở hữu chung của bạn và các con căn cứ theo quy định tại Điều 651 bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Khi anh A muốn bán ngôi nhà mà những người thừa kế khác không đồng ý, thì họ có quyền yêu cầu tòa án thực hiện thủ tục chia di sản thừa kế theo pháp luật để xác định phần tài sản của người của những người thừa kế và sau đó, họ mới có thể thực hiện thủ tục bán phần di sản còn lại. Vì thế, nếu nhà đất đó là tài sản trong khối di sản thừa kế kia thì họ phải làm thủ tục khai nhận thừa kế để ông A đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi khai nhận phải có đầy đủ chữ ký của cả các đồng thừa kế. Việc khai nhận di sản thừa kế thiếu chữ ký của một số người thừa kế này không có giá trị pháp lý nếu chỉ có một số người ký. Nếu có người kiện ra Tòa án thì Tòa sẽ tuyên việc sổ đỏ đứng tên ông A là vô hiệu và hợp đồng chuyển nhượng giữa vợ chồng ông A với bạn cũng là vô hiệu. Pháp luật quy định, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu khi giao dịch dân sự vô hiệu; hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; trong trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, lợi tức, hoa lợi thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên nào có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.