Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Để giải quyết được vấn đề một cách tốt nhất, thì bố bạn nên thỏa thuận với anh chị em của bố bạn là có đền bù ngôi nhà cho bố bạn hay không. Và đền bù bao nhiêu đối với nhà đó.
Về mặt pháp luật, để chứng minh căn nhà đó là của bố mẹ bạn thì bố bạn cần phải chứng minh được sự đồng ý của ông bà bạn về việc cho phép bạn xây nhà trên đất của ông bà bạn; việc đồng ý đó phải được lập thành văn bản (giấy ủy quyền cho bố bạn toàn quyền xây lại căn nhà …) và công sức đóng góp xây dựng là của bố mẹ bạn thì khi đó căn nhà đó sẽ thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn.
Tuy nhiên khi xây nhà trên đất của ông bà bạn, bố bạn phải đăng ký quyền sở hữu ngôi nhà đó là căn nhà của bố bạn khi đó bố bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT:
“ Trường hợp người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp riêng cho người sử dụng đất và cấp riêng cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận được ghi theo quy định như sau:
a) Giấy chứng nhận cấp cho người sử dụng đất chỉ ghi thông tin về người sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chỉ ghi thông tin về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tiếp theo ghi “Sở hữu tài sản trên thửa đất…(ghi hình thức thuê, mượn,…) của… (ghi tên tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê, cho mượn)”.
Nếu bố bạn không có những giấy tờ như đã nêu trên, thì thực tế sẽ không thể chứng minh được căn nhà đó là của bố bạn như vậy cũng sẽ không có đền bù.
Vấn đề tiếp theo, nếu đã chứng minh được căn nhà trên là của bố bạn có thể thỏa thuận với anh chị em của bố bạn về giá trị của căn nhà hoặc thỏa thuận lựa chọn hội đồng thẩm định giá. Nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ định giá căn nhà đó và yêu cầu những người được hưởng thừa kế bồi thường giá trị căn nhà đó cho bố bạn. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 104. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.
Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.
Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.
Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.”
Trong trường hợp bố bạn không chứng minh được quyền sở hữu ngôi nhà thì ngôi nhà được coi là di sản thừa kế và được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất tức là 5 người con của bà nội bạn theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015. Cụ thể:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.