Giấy khai sinh

Chủ đề   RSS   
  • #75384 27/12/2010

    hanguyen113

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giấy khai sinh

    Tôi muốn nhờ tư vấn trường hợp sau: a trai tôi làm đám cưới với chị ấy nhưng hai người không đăng ký kết hôn. Sau 1 năm thì sanh em bé ngày 13/06/2008. sau đó chị ấy không chung sống với anh tôi nữa và bỏ về quê ở Vũng tàu.

    Bây giờ anh trai tôi muốn đi làm giấy khai sinh cho con nhưng không được vì lên phường thì yêu cầu phải có giấy ủy quyền của người mẹ. nhưng khi liên lạc với chị ta thì chị ấy không chịu quay về làm giấy ủy quyền. tôi muốn hỏi có cách nào để làm giấy khai sinh cho bé không?

     
    5561 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #75495   27/12/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 50
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    Nếu người mẹ không chịu đăng ký KS cho con thì người cho có thể đăng ký thay, tuy nhiên do anh bạn không có giấy đăng ký kết hôn nên phải làm thủ tục nhận con trước rồi mới làm KS. Trong trường hợp có rắc rối thì anh bạn cũng có thể làm KS theo diện trẻ bị bỏ rơi.

    Thân ái chào bạn !!!

    trích Nghị định 158/2005/NĐ-CP
    ............

     MỤC 1: ĐĂNG KÝ KHAI SINH

    Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

     1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

     2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

     3. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

    Điều 14. Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh

    Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.

    Điều 15. Thủ tục đăng ký khai sinh

     1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

     Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

     Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

     2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

     3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

    Điều 16. Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi

    1. Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

    Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản, một bản giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

    2. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.

    3. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”. Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.

    4. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được, thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi".

    .................
    trích Thông tư 01/2008/TT-BTP
    .............

    h) Đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

    Trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, có giấy tờ kèm theo ghi về thông tin của cha, mẹ, nhưng sau khi đã thực hiện việc thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP mà không tìm được cha, mẹ đẻ, thì những thông tin này chỉ ghi chú trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh; phần ghi về người mẹ và người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con được để trống.

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #500644   27/08/2018

    Hangni98
    Hangni98

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm khai sinh con mang họ cha

    Lúc trước em có đăng kí kết hôn với người đài loan tại việt nam nhưng chưa đăng kí tại đài loan , nhưng đã li thân hơn 1 năm , em có yêu cầu li hôn nhưng người đó không chịu và cắt liên lạc , trong thời gian em chuẩn bị giấy tờ li hôn đơn phương thì em đã mang thai với 1 người ở Vn . Em muốn làm khai sinh cho con mang họ bố ở VN thì có được không ạ ? Và thủ tục như thế nào
     
    Báo quản trị |  
  • #501771   10/09/2018

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Trên cơ sở quy định pháp luật về hộ tịch thì trong tờ khai đăng ký khai sinh chỉ có 1 số thông tin chính như là thông tin về người khai, quan hệ với người được khai sinh, thông tin về người cha/người mẹ của người được khai sinh. Do đó bạn có thể khai sinh cho con bạn họ tên người cha trên cơ sở nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, trong thực tế nếu bạn đăng ký khai sinh như thế tại nơi đã đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì rất có thể cơ quan nhà nước không cho bạn đăng ký khai sinh. Hơn nữa, cứ cho rằng bằng cách nào đó bạn khai sinh được thì về bản chất khi có yêu cầu của 1 bên liên quan, giấy khai sinh đó sẽ bị hủy bỏ vì Luật hôn nhân gia đình quy định con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng hợp pháp. Khi đó, muốn nhận cha cho con, bên bạn lại phải theo những thủ tục pháp luật quy định về vấn đề này.

     

    Trân trọng! 

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Đào Kim Lân - Email: kimlalaw2000@yahoo.com