Giám định tỉ lệ phần trăm thương tật

Chủ đề   RSS   
  • #461833 19/07/2017

    MDLuffy

    Sơ sinh

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/01/2016
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Giám định tỉ lệ phần trăm thương tật

    Chào ls, em muốn hỏi một trường hợp như sau:

    A bị B dùng dao chém một vết ngang đùi. Quá trình điều trị bác sĩ phải mổ vào chỗ vết thương để nối dây thần kinh và có để thêm sẹo vết mổ.

    Vậy khi giám định thương tật đối với A có tính phần trăm thương tật vết mổ do bác sĩ gây ra không

     

     
    10753 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463015   30/07/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trước hết, căn cứ theo K2 - Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự(BLTTHS) quy định: “Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.”

    Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 155 BLTTHS quy định: Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: “Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;”

    Như vây, đối với trường hợp bạn hỏi thì Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát,… sẽ có quyền ra quyết định trưng cầu giám định về tỷ lệ thương tật. Theo đó, em bạn bị chém một vết ngang đùi, quá trình điều trị bác sĩ phải mổ vào chỗ vết thương để nối dây thần kinh và có để thêm sẹosau khi mổ.

    Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 20/2014/TT-BYT quy định : “Mỗi tổn thương cơ quan của cơ thể và mỗi di chứng do tổn thương này gây ra chỉ được tính tỷ lệ %  Tổn thương cơ thể (TTCT) một lần. Trường hợp tổn thương cơ quan này nhưng gây biến chứng ở cơ quan thứ hai đã được xác định, thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do di chứng tổn thương trên cơ quan thứ hai.”

    Như vậy, vết sẹo đó là di chứng để lại do quá trình điều trị vết thương bị chém của B. Nên vết sẹo đó được tính tỷ lệ phần trăm thương tật cơ thể một lần cùng với tổn thương cơ thể ban đầu do bị chém và khi giám định thương tật đối với B thì sẽ được tính thêm phần trăm thương tật vết mổ do bác sĩ gây ra. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.