Hỏi về việc thu phí trong san gạt mặt bằng, cải tạo đất

Chủ đề   RSS   
  • #448327 28/02/2017

    Hỏi về việc thu phí trong san gạt mặt bằng, cải tạo đất

    Tôi muốn hỏi về nội dung như sau:

    Gia đình tôi có thửa đất cao hơn mặt đường giao thông, nay tôi muốn đánh (san) bớt đất đi để hạ bớt độ cao nhằm thuận lợi cho việc sử dụng của gia đình. Đất đào ra được mang đi lấp vào ao của gia đình để làm vườn trồng rau do không thuận lợi về nguồn nước nên nuôi cá không có hiệu quả. Tôi đã có giấy xin được cải tạo đất gửi đến UBND cấp xã. Khi tôi thuê ông C là người có phương tiện (máy xúc, ô tô chở đất) thực hiện việc đánh đất thì cán bộ UBND xã và cán bộ thuế đến làm việc yêu cầu phải đóng phí môi trường và phí tài nguyên.

    Vậy tôi xin hỏi trong việc san gạt, cải tạo đất phải nộp những loại phí gì, cán bộ xã và cán bộ thuế yêu cầu như trên có đúng không, nếu phải nộp thì ai là người nộp (gia đình tôi hay ông C), việc nộp phí theo quy định nào, mức thu thế nào, cấp xã thu hay cán bộ thuế huyện thu?

    Tôi muốn hỏi thêm nội dung sau:

    Trước đây tôi có đến UBND xã gặp cán bộ địa chính nộp đơn (viết tay) đề nghị làm thủ tục cấp GCNQSD đất cho gia đình tôi, Cán bộ ĐC xã yêu cầu tôi cung cấp thông tin về sử dụng đất, về giấy tờ cá nhân sau đó hẹn ngày xuống kiểm tra đo đạc thực tế và cho ký hồ sơ (trên cơ sở thông tin tôi cung cấp cán bộ địa chính viết hồ sơ). Tôi chờ khi có thông báo nộp thuế thì đi nộp sau đó đợi kết quả (lấy GCNQSD đất).

    Nay tôi có mua thêm một mảnh đất và tiếp tục đề nghị địa chính xã làm thủ tục sang tên (cấp giấy) thì được địa chính hướng dẫn phô tô các loại giấy tờ (sổ đỏ, CMND, hộ khẩu...) đồng thời hẹn ngày để báo cán bộ đo đạc của Văn phòng ĐK đất về đo, hướng dẫn tôi tự viết hồ sơ và nói theo quy định người chủ đất phải viết, trước đây là viết hộ và đã bị nhắc nhở vì hồ sơ toàn là chữ của địa chính từ phần kê khai đến phần xác nhận.

    Tôi xin hỏi có đúng quy định là như vậy không? (Người dân tự viết hồ sơ, địa chính báo cán bộ đo đạc của VPĐK đất về đo và sau đó địa chính xã xác nhận dẫn đạc, UBND xã xác nhận hồ sơ và hướng dẫn người dân đi nộp hồ sơ tại bộ phận giao dịch tiếp nhận hồ sơ của UBND huyện).

     
    15084 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448378   01/03/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

    Về Phí bảo vệ môi trường:

    - Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định: “2. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này là hoạt động khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại.”.

    - Tại Khoản 7 Điều 5 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016  quy định: “Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó và trường hợp đất, đá khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục, giảm nhẹ thiên tai thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản đó.”.

    Căn cứ quy định nêu trên, Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình thuộc đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản(nằm trong danh mục Biểu khung mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản). Tổ chức, cá nhân khai thác phải khai, nộp phí bảo vệ môi trường, trừ trường hợp:

    Khai thác đất làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó. Như vậy, trường hợp của bạn nếu Khai thác đất làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường.

    Về Thuế tài nguyên:

    - Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thuế tài nguyên 2009 thì “Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên”.

    - Tại điểm 1.6 khoản 1 Điều 10 Thông tư số 152 /2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế tài nguyên quy định: Miễn thuế tài nguyên đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an nin Thông tư số 152 /2015/TT-BTC h, quân sự, đê điều.

    Đất khai thác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình; Trường hợp vận chuyển đi nơi khác để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế tài nguyên theo quy định.

    Căn cứ quy định nêu trên, đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên. Tổ chức, cá nhân khai thác đất để san lấp, xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế phải kê khai, nộp thuế tài nguyên theo quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác đất để san lấp, xây dựng công trình tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê thì thuộc diện được miễn thuế tài nguyên; nếu đất khai thác được đưa đi trao đổi, bán thu tiền thì tổ chức, cá nhân khai thác phải kê khai nộp thuế tài nguyên theo quy định.

    Về việc sang tên khi mua (nhận chuyển nhượng) đất: Theo thong tin bạn nêu thì việc mua bán phải đo vẽ nên trường hợp này là trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất nên phải đo vẽ. Hồ sơ  

    Hồ sơ hồ sơ xin tách sổ đỏ nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

    Hồ sơ hồ sơ xin tách sổ đỏ bao gồm:

    - Đơn xin tách thửa;

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    - Sơ đồ kỹ thuật thửa đất (nếu có yêu cầu);

    Đối với trường hợp tách thửa do chuyển nhượng thì cần thêm:

    - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

    Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

    - Chứng minh thư, hộ khẩu của hai bên chuyển nhượng, tặng cho (03 bản photo công chứng);

    - Các giấy tờ khác: Đăng ký kết hôn; biên bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng; giấy khai sinh….(nếu có yêu cầu). Biên bản tự chọn vị trí đất ở, đất khuôn viên (đối với những thửa đất có diện tích vượt hạn mức đất ở theo quy định),…

    Như vậy, việc hướng dẫn bạn tự viết và ký hồ sơ và theo quy định người chủ đất phải viết, việc hướng dẫn của cán bộ địa chính là phù hợp quy định trong trường hợp mua bán đất đất đã nêu.

     Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.