Năng lực trách nhiệm hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #446279 10/02/2017

    Năng lực trách nhiệm hình sự

    Chào Luật sư!

    Ngày 15/8/2016, tôi có để xe mô tô nhãn hiệu Wave S ở sân nhà thì bị mất trộm. Sau khi sự việc xảy ra tôi đã trình báo cơ quan Công an, quá trình điều tra xác định đối tượng Trần Văn G đã thực hiện hành vi trộm xe của tôi và đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Tuy nhiên, theo khai báo của gia đình cũng như bệnh viên tâm thần tỉnh H nơi tôi đang sinh sống chẩn đoán Trần Văn G có bệnh tâm thần. Cơ quan điều tra đã tiến hành trưng cầu giám định đến "Viện Pháp y Tâm thần Trung ương" và kết quả giám định như sau: "Trước, trong khi phạm tội và hiện tại (thời điểm giám định) bị can Trần Văn G có bệnh rối loạn loại phân liệt. Theo phân loại bệnh quốc tế lần 10 năm 1992 có mã bệnh F21. Tại thời điểm trên bị can hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi."

    Vậy, tôi xin luật sư tư vấn cho tôi, với kết luận trên của Viện pháp y Tâm thần Trung ương thì Trần Văn G có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình hay không? 

    Xin luật sư tư vấn! cảm ơn!

     
    12027 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #446304   11/02/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trường hợp bạn nêu trên đối tượng Trần Văn G có bệnh tâm thần theo thông báo của gia đình cũng như của bệnh viện chuẩn đoán. Ngoài ra Cơ quan Điều tra cũng tiến hành trưng cầu giám định đến "Viện Pháp y Tâm thần Trung ương" và kết quả giám định như sau: “Trước, trong khi phạm tội và hiện tại (thời điểm giám định) bị can Trần Văn G có bệnh rối loạn loại phân liệt. Theo phân loại bệnh quốc tế lần 10 năm 1992 có mã bệnh F21. Tại thời điểm trên bị can hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.” Như vậy, Trần Văn G là người không có năng lực trách nhiệm do mắc bệnh như vậy được gọi là người trong tình trạng hạn chế năng lực hình sự.

    Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ khi người có năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người có sự phát triển bình thường về tâm - sinh lý sẽ có năng lựa năng lực trách nhiệm hình sự khi đã đạt độ tuổi nhất định - tuổi chịu năng lực trách nhiệm hình sự. Năng lực này có thể sẽ không có hoặc bị loại trừ do mắc các bệnh nhất định liên quan đến hoạt động tâm thần. Người không có năng lực trách nhiệm do mắc bệnh như vậy được gọi là người trong tình trạng không có năng lực năng lực trách nhiệm hình sự.

    Điều 13 bộ luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung  có quy định về tình trạng không có năng lực Trách nhiệm hình sự:

    "1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

    2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự".

    Từ các quy định trên, để xem xét về việc có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không, phải căn cứ vào kết quả giám định, kết luận về khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người đó.  

    Như vậy, người bị bệnh tâm thần mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì không phải là tội phạm. Bởi theo quy định thì người đó đang trong tình trạng không có năng lực năng lực trách nhiệm hình sự. Còn nếu trong trường hợp trước, trong, sau khi gây án và hiện tại, bị can (Trần Văn G) chỉ hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì vẫn phải chịu năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc hạn chế năng lực và điều khiển hành vi có thể được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt khi xét xử vụ án.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Cập nhật bởi toanvv ngày 11/02/2017 11:21:01 SA

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #446309   11/02/2017

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về năng lực trách nhiệm hình sự như sau:

    "Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

    1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

    2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.".

    Như vậy, đối chiếu với quy định pháp luật trên thì tại thời điểm thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, đối tượng G không bị "mất khả năng nhận thức" mà chỉ bị hạn chế khả năng nhận thức. Vì vậy, đối tượng G sẽ không được áp dụng quy định tại Điều 13 BLHS nêu trên để loại trừ trách nhiệm hình sự.

    Ngoài ra, Điều 46 Bộ luật hình sự quy định: "Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
    ...
    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
    ....".

    Như vậy, khi thực hiện hành vi phạm tội mà đối tượng phạm tội bị hạn chế khả năng nhận thức thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng được xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, trong vụ việc nêu trên, theo kết luận giám định thì bệnh của G chỉ làm hạn chế khả năng nhận thức và điều kiển hành vi nên G vẫn bị xử lý về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS và được xem xét áp dụng quy định tại điểm n, khoản 1, Điều 46 BLHS để giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự khi lượng hình.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.