Người lao động phát bệnh tâm thần phân liệt tự ý bỏ việc phải xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #443739 12/12/2016

    anhthu.tran

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Người lao động phát bệnh tâm thần phân liệt tự ý bỏ việc phải xử lý thế nào?

    Kính gửi luật sư,

    Công ty tôi có 1 nhân viên đang làm việc, có email xin quản lý cho nghỉ phép 2 ngày 3,4/11 nhưng sau đó không đi làm nữa và không liên lạc được. Đến ngày 7/12/2016 nhân viên này email đến HR báo là do mình bị hoảng loạn tinh thần nên nghỉ để điều trị bệnh, email có attach theo toa thuốc do bác sĩ BV tâm thần trung ương 2 kê toa vào ngày 22/11/2016, toa thuốc nghi rõ "bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid". Bây giờ công ty tôi muốn kết thúc hợp đồng lao động với nhân viên này có được không và phải làm thế nào?

    Rất mong được sự tư vấn của luật sư và các anh chị em có kinh nghiệm xử lý vấn đề này.

    Trân trọng cảm ơn!

    Thư

     
    20054 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #443757   12/12/2016

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn được quy định khá cụ thể trong Bộ Luật lao động năm 2012

    Tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp "Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này".

    Tuy nhiên, tại Điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 có quy định người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong trường hợp:" Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động".

    Như vậy, nếu như người lao động đang bị bệnh và phải tạm thời nghỉ việc để điều trị thì công ty chưa thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động được. Tuy nhiên, nếu như thời gian điều trị đã quá lâu, vượt quá thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 nêu trên mà người lao động vẫn chưa hồi phục thì khi đó, công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.

    Trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện thoại cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #443785   12/12/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5360 lần
    SMod

    Công ty bạn có thể vận dụng điều khoản sau đây

    Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

    Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    ...3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    anhthu.tran (13/12/2016)
  • #443924   15/12/2016

    sbanhr
    sbanhr

    Sơ sinh


    Tham gia:10/06/2016
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Theo mình thì trường hợp này không thể áp dụng Điều 126 Áp dụng hình thức kỷ luật sa thải được. Vì nhân viên này xin nghỉ ngày 3,4/11, đến ngày 7/11 họ có thông báo về việc bị bệnh (có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền). Như vậy nhân viên này nghỉ chưa đủ 5 ngày cộng dồn trong một tháng, và hơn nữa là họ nghỉ có lý do chính đáng.

    Trường hợp này người sử dụng lao động muốn kết thúc hợp đồng với người lao động thì có 2 hướng: hoặc là thực hiện theo hướng tư vấn của Ls #toanvv, hoặc là người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng theo khoản 3 Điều 36 BLLĐ 2012 và NSDLĐ sẽ chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn sbanhr vì bài viết hữu ích
    fdfdsfd (21/05/2017) daumayhanoi (13/06/2019)
  • #445126   11/01/2017

    sbanhr viết:

    Theo mình thì trường hợp này không thể áp dụng Điều 126 Áp dụng hình thức kỷ luật sa thải được. Vì nhân viên này xin nghỉ ngày 3,4/11, đến ngày 7/11 họ có thông báo về việc bị bệnh (có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền). Như vậy nhân viên này nghỉ chưa đủ 5 ngày cộng dồn trong một tháng, và hơn nữa là họ nghỉ có lý do chính đáng.

    Có chút nhầm lẫn ở đây, đến ngày 7/12 mới có thông báo của NLĐ hơn nữa từ ngày 4/11 đến 22/11 (là ngày có giấy khám bệnh) cũng đã quá 5 ngày liên tục trong 30 ngày liên tiếp, như vậy về luật thoả mãn yếu tố cần và đủ.

    Tuy nhiên về tình, Cty nên cử cán bộ công đoàn đến thăm hỏi tình hình và tạo điều kiện để nhân viên tiếp tục làm việc nếu đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn saigonimex vì bài viết hữu ích
    fdfdsfd (21/05/2017)
  • #450170   22/03/2017

    letrongthem
    letrongthem

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 31 lần


    Quan điểm của mình là công ty không thể xử lý kỷ luật lao động được bởi vì BLLĐ quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

    Điều 123.4.(a) của BLLĐ: Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

     

    Lê Trọng Thêm. Website: http://luatsuletrongthem.com/

    Đóng góp hết sức mình vì một xã hội văn minh hành xử theo luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn letrongthem vì bài viết hữu ích
    fdfdsfd (21/05/2017)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.