Về việc ngăn chặn chuyển nhượng QSDĐ

Chủ đề   RSS   
  • #442738 26/11/2016

    nktiep

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về việc ngăn chặn chuyển nhượng QSDĐ

    Thân gửi luật sư.

    Hiện tại em có đặt cọc 100 triệu đồng mua một miếng đất thửa chung đang chờ tách làm 2 thửa, hai bên có thống nhất bằng miệng với nhau là sẽ ra sổ riêng là sẽ chồng đủ phần tiền còn lại, tuy nhiên trong hợp đồng đặt cọc lại không ghi rõ phần này và chỉ ghi là khi ra công chứng phải chồng tiền đủ mà không ghi rõ ngày tháng ra công chứng là khi nào, nhưng 3 tháng sau bên bán lại chỉ ra 1 sổ chung sang tên của họ và yêu cầu có bản vẻ có xác nhận nội nghiệp của quận là ra công chứng được, tới lúc đó do chưa có sổ riêng nên em không có sổ riêng để vay vốn ngân hàng, và bên bán đã đơn phương bán lại cho người khác mà không thông qua em với lý do em không chịu ra công chứng ( em chỉ nghe bên bán nói lại và chưa xác thực có bán hay không ), trong hợp đồng đặt cọc có ghi rõ là nếu bên nào không mua và không bán thì sẽ chịu tiền phạt gấp đôi, bên bán cam kết tài sản trên là không tranh chấp, kê biên nếu sai sẽ chịu mọi hình phạt của pháp luật.

    Vậy trong trường hợp trên em có bị mất cọc hay không, và thủ tục ngăn chặn của em bao gồm những gì và gửi lên cơ quan nào để thụ lý hồ sơ này ?

    Rất mong nhận được sự phản hồi từ luật sư. Em xin cảm ơn !

    Cập nhật bởi nktiep ngày 26/11/2016 05:59:06 CH Cập nhật bởi nktiep ngày 26/11/2016 05:48:53 CH
     
    3960 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #442812   28/11/2016

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

    Trong giao dịch bạn vừa nêu, việc đặt cọc hai bên có thống nhất bằng miệng với nhau là sẽ ra sổ riêng là sẽ chồng đủ phần tiền còn lại, bạn là bên đặt cọc nên bạn có nghĩa vụ thực hiện giao dịch đã cam kết. Theo quy định tại khoản 1 Điều 302 Bộ luật Dân sự thì “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”.

    Theo khoản 2, Điều 358 BLDS thì “trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC "hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình" cũng đã hướng dẫn giải quyết tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thỏa thuận khác về việc xử lý đặt cọc.

    Quy định như vậy, nhưng trên thực tế, bao giờ người đặt cọc cũng phải chịu nắm “đằng lưỡi” vì muốn đòi được “khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc” họ phải kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc ra Tòa án với rất nhiều quy trình tố tụng chặt chẽ, kéo dài. Đó là chưa kể nhiều vụ phải xử đi xử lại, khi thắng cuộc cũng khó đảm bảo thi hành án.

    Do bạn cung cấp chỉ thông tin một chiều nên không thể xác định lỗi do bên nào nên chưa tư vấn cụ thể được nên chỉ tạm tư vấn sơ lược cho trường hợp của bạn như sau: Theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP “Trong các trường hợp được hướng dẫn… nếu cả hai cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc”, tuy nhiên, việc xác định sự kiện bất khả kháng hay “trở ngại khách quan” cũng rất khó vì pháp luật hiện chưa dự liệu hết các tình huống xảy ra trên thực tiễn. Mặt khác, các căn cứ để chứng minh có sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan không phải ai cũng làm được

    Thận trọng trong giao kết hợp đồng, tìm hiểu kỹ các thông tin về tài sản cũng như người tham gia giao dịch (có đủ năng lực hành vi hay không)…thì nhiều ý kiến cho rằng quá trình sửa đổi BLDS cũng cần sửa đổi các quy định về đặt cọc như tài sản là đối tượng đặt cọc, nâng mức phạt cọc khi bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không thực hiện hợp đồng đã xác lập …thì mới hạn chế các tranh chấp về đặt cọc và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên tham gia giao dịch dân sự.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    namnhep1113 (30/11/2016)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.