HỎI VỀ SANG NHƯỢNG LỚP MẦM NON TƯ THỤC

Chủ đề   RSS   
  • #433128 10/08/2016

    CHALYS

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    HỎI VỀ SANG NHƯỢNG LỚP MẦM NON TƯ THỤC

    Gửi Dân Luật !

    Rất mong được Dân Luật tư vấn về việc sang nhượng lớp mầm non.

    Hiện tại tôi muốn mua lại lớp mầm non tư thục đang hoạt động ( bao gồn toàn bộ cơ sở vật chất). vậy tôi cần làm những thủ tục hành chính nào và mẫu hợp đồng nào phù hợp với việc sang nhượng trên ?.

     

    trân trọng cảm ơn!

     
    40040 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #433992   19/08/2016

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi liên quan đến việc nhận chuyển nhượng trường mầm non, Luật sư Đào Liên - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

    1. Xác định chủ sở hữu của trường mầm non

    Theo quy định của pháp luật,cơ sở đào tạo mầm non phải do doanh nghiệp (loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn) thành lập và đăng ký hoạt động. Bạn tìm hiểu để xác định chủ sở hữu của cơ sở mầm non, nếu doanh nghiệp này được thành lập chỉ có duy nhất cơ sở mầm non này, ngoài ra không có hoạt động kinh doanh nào khác thì có thể đàm phán mua lại công ty trên để có toàn quyền quản lý, sở hữu cơ sở mầm non. Nếu không thay đổi tên, địa điểm.. thì bạn không cần thực hiện các thủ tục hành chính thay đổi thông tin về cơ sở mầm non.

    2. Thực hiện thủ tục nhận chuyển nhượng

    a/ Thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp.

    Tùy loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ chuyển nhượng có thể khác nhau, nếu doanh nghiệp do 1 chủ sở hữu, về cơ bản bạn cần có hợp đồng chuyển nhượng vốn góp và bản sao chứng thực chứng minh nhân dân của mình (bên mua) cùng 1 bản gốc thông báo thay đổi nội dung doanh nghiệp; điều lệ doanh nghiệp.

    Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hoặc công ty cổ phần thì phải có hợp đồng chuyển nhượng vốn giữa bạn và các thành viên/cổ đông khác, biên bản thanh lý hợp đồng; biên lai thanh toán tiền chuyển nhượng; danh sách cổ đông/thành viên góp vốn sau khi thay đổi; điều lệ; bản gốc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    Bạn có thể tham khảo bài tư vấn chi tiết về thủ tục chuyển nhượng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại đây; thủ tục chuyển nhượng công ty cổ phần tại đây.

    b/ Hợp đồng chuyển nhượng cơ sở mầm non

    Bên cạnh hồ sơ chuyển nhượng công ty, bạn nên xác lập hợp đồng chuyển nhượng cơ sở mầm non trong đó cần kê đầy đủ các trang thiết bị của cơ sở bên bán chuyển giao, hệ thống giao viên, sổ sách kế toán, hồ sơ pháp lý của cơ sở; hệ thống học sinh và các tài liệu liên quan đến học sinh .. để làm căn cứ tránh những tranh chấp về sau.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm vui lòng kết nối tổng đài tư vấn pháp luật số 1900 6289 của chúng tôi để được các luật sư uy tín trợ giúp. 

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  
  • #487830   24/03/2018

    nguyenhoanghuong73
    nguyenhoanghuong73

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về thủ thục chuyển nhượng lớp mầm non tư thục

    Gửi Dân Luật! Hiện nay tôi đang cần chuyển nhượng lớp mầm non tư thục, rất mong Dân Luật tư vấn và cho tôi xin mẫu hợp đồng chuyển nhượng. Tôi xin chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #487889   26/03/2018

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Chào bạn! Trường hợp trên của bạn tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Việc chuyển nhượng lớp mầm non tư thục trước tiên là việc bạn cần thỏa thuận với người nhận chuyển nhượng!

    Trong Hợp đồng chuyển nhượng hoặc mua lại trường mầm non bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

    1. Vấn đề về thuế và tình hình thuế của doanh nghiệp

    2. Vấn đề tài chính nội bộ của doanh nghiệp, 

    3. Vấn đề về số lượng học sinh, hồ sơ nội bộ

    4. Vấn đề về các loại giấy phép mở trường mầm non, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Các loại giấy tờ liên quan về sở hữu trí tuệ nếu có...

    5. Hợp đồng lao động với các nhân viên, giáo viên

    6. Hợp đồng tín dụng, các khoản nợ với các tổ chức tín dụng khác

    Sau khi bạn thực hiện các thủ tục và đi đến ký kết Hợp đồng thì bạn cần hoàn thiện các thủ tục đăng ký thay đổi doanh nghiệp hoặc các loại hình khác theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #511052   28/12/2018

    maithu32
    maithu32

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gửi luật sư.

    Hiện nay tôi và 1 người bạn đang có dự định cộng tác góp vốn để mua lại trường mầm non. Vậy xin hỏi luật sư tôi cần phải làm hợp đồng như thế nào để sau này nếu có rủi ro xảy còn có pháp luật ạ? Cảm ơn các luật sư đã tư vấn.

     
    Báo quản trị |  
  • #511138   30/12/2018

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Tùy vào loại hình của Trường mầm non ví dụ như là một doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân , mô hình hộ kinh doanh… mà bạn lựa chọn các hình thức khác nhau như là chuyển nhượng cổ phần vốn góp, mua bán doanh nghiệp, mua bán tài sản, ủy quyền quản lý kinh doanh hoặc chấm dứt việc kinh doanh mở kinh doanh mới. Giữa bạn và bạn của mình nên làm hợp đồng hợp tác kinh doanh sau đó dùng quy định nội bộ có thể là điều lệ, quy chế để phân quyền quản lý và phân chia lợi nhuận

     

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #511485   01/01/2019

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Câu hỏi của bạn, Luật Tiền Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

    Thứ nhất: trong quan hệ giữa bạn và người bạn cộng tác cùng bạn nên lập một văn bản thoả thuận v/v hợp tác (hoặc "Hợp đồng hợp tác") trong đó nêu rõ tỷ lệ góp vốn, thời gian góp vốn, thoả thuận về việc phân chia lợi nhuận, phân chia lỗ, người điều hành trường…. để tránh những tranh chấp phát sinh trong quá trình điều hành trường sau này.

    Thứ hai: bạn nên tìm hiểu tình hình tài chính của nhà trường qua việc xác nhận các khoản nghĩa vụ tài chính trước nhà nước (tiền thuế/ tiền thuê đất (nếu có); các khoản nợ lương, bảo hiểm xã hội phải đóng cho giáo viên, nhân viên.. trước khi quyết định giá nhận chuyển nhượng.

    Thứ ba: về hợp đồng

    Ngoài việc xác định giá trị chuyển nhượng, thời điểm chuyển giao bạn cần chú ý xác định các nội dung chuyển giao khi hai bên ký hợp đồng, ví dụ: giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, hệ thống phòng học, thiết bị giảng dạy, chương trình/giáo trình đào tạo, các phần mềm, quyền sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu/thương hiệu/chương trình, giáo trình đào tạo. Bên chuyển nhượng trường cần cam kết về việc họ không nợ bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác và bạn nên yêu cầu một biện pháp bảo đảm cần thiết vv này.

    Thứ ba: về các thủ tục hành chính liên quan

    • Thay đổi giấy chứng nhận đầu tư (nếu chủ sở hữu trường được nhà nước cấp giấy chứng nhận đầu tư)
    • Thay đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nếu chủ sở hữu được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, hoặc nhận chuyển nhượng đất để xây trường.
    • Thay đổi thông tin chủ sở hữu nhà trường trên giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giáo dục mầm non.
    • Thay đổi hiệu trưởng (nếu bạn mua và cử người mới lên làm hiệu trưởng)

    Cuối cùng, bạn cần chú ý hệ thống giáo viên, nhân viên của nhà trường cũng cần được hai bên đàm phán chuyển giao  phù hợp quy định của Luật lao động 2012.

    Là đơn vị tư vấn và thực hiện nhiều thương vụ chuyển nhượng từ trường trung học phổ thông đến trường mầm non, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 6289 của Công ty Luật Tiền Phong để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ.

    Trân trọng cảm ơn và chúc bạn năm mới 2019 nhiều thành công.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daolienluatsu vì bài viết hữu ích
    PhanTrang77 (12/02/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net