Thứ nhất, về hình thức của hợp đồng đặt cọc
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 358 BLDS thì việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Như vậy nếu đối tượng của hợp đồng đặt cọc không phải là quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà thì hợp đồng chỉ cần lập thành văn bản mà không phải công chứng.
Trong trường hợp này, hợp đồng đặt cọc của bạn được lập thành văn bản và nếu hợp đồng đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 122 BLDS thì đương nhiên có hiệu lực pháp luật. Các bên phải tuân thủ thực hiện.
Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc
Mục đích của việc đặt cọc là để nhằm bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Trong trường hợp bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp của bạn, hợp đồng đặt cọc không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên. Do vậy các quy định của pháp luật về nội dung này đương nhiên được áp dụng. Chiểu theo quy định tại Điều 33, Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì sau thời hạn cam kết, bên đặt cọc không thực hiện giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bạn, và giữa hai bên cũng không có thỏa thuận lại về thời hạn ký kết hợp đồng thì bạn có quyền sở hữu đối với 40.000.000 đồng tiền đặt cọc.
Thứ ba, về thay đổi nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng, các bên có quyền thay đổi nội dung hợp đồng. Trong trường hợp này, bạn và bên nhận chuyển nhượng chưa giao kết hợp đồng nên bạn có thể thỏa thuận với bên nhận chuyển nhượng về giá chuyển nhượng.
CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG TÍN
Địa chỉ: số 156 Trần Vĩ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
SĐT: 0169.364.9999 - 043.783.5594; Tổng đài từ vấn: 1088/4/2
website: http://luathoangtin.vn/
Tư vấn, tranh tụng,hỗ trợ pháp lý: Luật Dân sự; Đất đai; Hôn nhân gia đình; Lao động; Doanh nghiệp; Hành chính; Hình sự.