Kính gửi: Luật sư
Tôi hiện đang làm tại Vietinbank Hải Phòng. Tại Chi nhánh ngân hàng của tôi có cho khách hàng vay là Công ty CP TM Hòa Dung. Đến thời điểm hiện nay, Công ty Hòa Dung không có khả năng trả được nợ ngân hàng, vi phạm hợp đồng tín dụng. Vậy, tôi xin hỏi luật sự tư vấn cho tôi về việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ, cụ thể như sau:
-
Theo Điều 9 của Theo Hợp đồng thế chấp tài sản của bên thư ba các bên có thỏa thuận như sau:
“9.1 Bên nhận thế chấp tài sản có quyền yêu cầu bên vay trả nợ ngay toàn bộ số tiền vay (gốc+lãi) khi chưa đến hạn hạn trả nợ nhưng bên vay sử dụng vốn sai mục đích hoặc vi phạm Pháp luật, vi phạm những điều đã quy định trong hợp đồng tín dụng/khế ước nhận nợ dẫn đến khả năng mất vốn, nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ vay, hoặc có nguy cơ bị phá sản, ngừng hoạt động, giải thể, bỏ trốn, chết, mất tích .. không có khả năng trả nợ;.
9.2. Khi đến hạn trả nợ ( tính cả thời gian gia hạn nợ nếu có) hoặc trong các trường hợp mà nghĩa vụ trả nợ của bên vay đã đến hạn theo quy định tại điều 9.1 trên đây mà bên vay không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ cho bên nhận thế chấp tài sản thì bên thế chấp tài sản phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay bằng tài sản thế chấp đã ghi tại khoản 1 điều 2 của hợp đồng này hoặc bằng tiền nếu được bên nhận thế chấp tài sản chấp nhận; Nếu bên thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo một trong những hình thức dưới đây:
- Theo thoả thuận giữa các bên;
- Bên nhận thế chấp tài sản trực tiếp bán tài sản cho người mua;
- Bên nhận thế chấp tài sản uỷ quyền việc bán đấu giá tài sản cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản;
- Bên nhận thế chấp tài sản uỷ quyền hoặc chuyển giao cho tổ chức có chức năng được mua bán tài sản để bán;
- Bên nhận thế chấp tài sản nhận chính tài sản thế chấp để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bên thế chấp tài sản;
- Bên nhận thế chấp tài sản trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba, trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho cho Bên thế chấp tài sản;
- Bên nhận thế chấp tài sản yêu cầu toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Bên nhận thế chấp tài sản có toàn quyền lựa chọn việc áp dụng các hình thức xử lý tài sản khác theo các quy định của pháp luật hiện hành.
9.8 Hợp đồng này kiêm giấy ủy quyền của bên thế chấp tài sản cho bên nhận thế chấp để xử lý tài sản thu hồi nợ cho Ngân hàng bằng cách tự phát mại hoặc chuyển cơ quan đấu giá phát mại”
- Tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi là: Ngân hàng tôi có được quyền tự phát mại tài sản hoặc chuyển cơ quan đấu giá phát mại theo khoản 9.8 của Hợp đồng mà không cần phải kiện đòi nợ ra Tòa án hoặc không cần bên nhận thế chấp ký văn bản đồng ý bàn giao tài sản để phát mại, hay đấu giá không? Và như vậy thì Hợp đồng thế chấp này có được coi là giấy ủy quyền của bên thế chấp tài sản cho bên nhận thế chấp để xử lý tài sản thu hồi nợ cho Ngân hàng bằng cách tự phát mại hoặc chuyển cơ quan đấu giá phát mại không?
Xin trân trọng cảm ơn.