Tôi là Trương Thị Điệp, cha chồng tôi là Nguyễn Văn Lang có ba người con: Nguyễn Trúc, Nguyễn Trãy( chồng tôi), Nguyễn Thị Quế. Quê quán: vức I, thôn Thượng Hòa, xã Bình Đông, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi.
Ông Nguyễn Văn Lang có lô đất sát dừa ông bà khai hoang từ thời xa xưa( trước năm 1945) với diện tích trên ba héc ta.
Ông Nguyễn Lang đã mất từ năm 1942, chồng tôi (Nguyễn Trãy) và anh chồng tôi (Nguyễn Trúc) được giao lại tài sản trên nhưng không có làm di chúc và ông Trúc cũng bỏ đi xa một thời gian ( 1946 ->1952) khi ông Trúc về thì cùng chồng tôi đồng sử dụng đầm dừa nước trên. Đến năm 1968, chiến tranh xảy ra khốc liệt thì ông Trúc lại một lần nữa dẫn vợ con trốn đi xa tránh làn tên lửa đạn. Ông Nguyễn Trãy(chồng tôi) cùng vợ con ở lại bám trụ quê hương, giữ làng, chống giặc ( xin nói thêm tôi được nhà nước trao tặng huân chương kháng chiến hạng ba) và đồng thời sử dụng và sở hữu mảnh đất nói trên. Mãi đến năm 1976, ông Trúc mới đưa vợ con trở về quê hương. Sau đó cùng ông Nguyễn Trãy sử dụng mảnh đất trên.
Từ sau khi ông Trúc mất năm 1992 và chồng tôi mất năm 1990 thì chỉ có ông Nguyễn Tử Long( con ông Nguyễn Trúc) khai phá 1692m2 để làm hồ nuôi tôm còn lại vẫn nguyên hiện trạng cũ, các con của Nguyễn Trúc và Nguyễn Trãy không ai cải tạo thêm bớt gì và ai cần sử dụng theo nhu cầu thì lấy về sử dụng, vì ông Trúc và ông Trãy mất đi cũng không hề để lại giấy tờ nào cả nên Long, Năm , Bảy ( con ông Trúc) và tôi cùng Hoa, Lý, Bàn, Tiết ( con tôi) cùng tham gia quản lý và khai thác lá dừa về lợp nhà và lợp chuồng bò, vì tính chất của đất sát dừa nước là không cần người chăm sóc.
Theo trích lục sao kê bản đồ địa chính trước năm 2013 thì diện tích đất này chưa có người kê khai sở hữu tài sản. Năm 2013, các con của ông Nguyễn Trúc tự ý đứng ra kê khai quyền sở hữu đất đai mà không thông báo cho gia đình chúng tôi( diện tích đất này chưa có GCNQSD đất và không có di chúc, những người lớn tuổi trong làng đều xác nhận cho tôi là đất do ông bà để lại cho chồng và anh chồng tôi ). hiện tại mảnh đất này thuộc dự án kè chống sạt lỡ đường cứu hộ cứu nạn di dân tái định cư neo đậu tàu thuyền đập Cà Ninh hạ lưu sông Trà Bồng.
Vậy tôi xin hỏi theo luật thừa kế của Nhà nước, gia đình tôi có được quyền sử dụng đất và hưởng tiền bồi thường từ sát dừa này không? Nếu có, tôi và các con tôi được hưởng bao nhiêu? Khi khiếu nại về quyền này tôi phải làm việc với cơ quan nào? Tôi đang được hưởng chế độ của người có công cách mạng, nhưng cuộc sống còn rất khó khăn, nếu tôi đưa đơn ra tòa án thì tôi có được miễn giảm lệ phí hầu tòa hay không? Nếu được thì bao nhiêu phần trăm? Nếu không tôi phải đóng lệ phí bao nhiêu với tổng diện tích trên ba héc ta. nếu ra tòa tôi cần có chứng cứ gì để chứng minh tôi có quyền được thừa kế tài sản?
Xin hỏi thêm là theo nội dung như tôi nêu thì UBND các cấp đã đưa quyết định là gia đình tôi hoàn toàn không được hưởng ( căn cứ luật 2013) như vậy đúng hay sai?
Chúng tôi đã đệ đơn lên UBND xã, huyện nhưng các cơ quan này đã tạo ra chứng cứ sai sự thật, giải quyết không minh bạch. Chúng tôi cũng đã gởi đơn lên UBND tỉnh nhưng chưa được giải quyết. Gia đình tôi tha thiết xin nhờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền can thiệp giải quyết vấn đề này mà không có sự tư lợi.Tôi xin nói thêm về một số vấn đề như sau :
Địa chính và UBND xã lừa dối tạo ra những chứng cứ phi thực tế trong việc xác nhận quyền sở hữu các lô đất đang tranh chấp .( kể cả cấp huyện )
Biên bản hòa giải thì có lần tôi ký xong rồi sau đó chem vào những lời khai không thực tế, lúc thì bắt tôi ký vào tờ giấy trắng rồi sau đó mới thành lập văn bản( cho rằng lập biên bản không kịp). Ghi những lời khai khống.
Tôi là người khi có chiến tranh đã ở lại địa phương chống giặc , được nhà nước trao huân chương kháng chiến, vậy mà UBND xã
Bình đông , huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho rằng tôi đã bỏ làng theo địch .Nên không canh tác trên mãnh đất đang tranh chấp. Thưa Luật sư như vậy có hợp lý không ?
Rất mong được giải đáp từ chương trình.
Chân thành cảm ơn!
đt ; 0988 696 196