Con Vợ kế có được hưởng thừa kế từ bà vợ cả không ?

Chủ đề   RSS   
  • #401432 05/10/2015

    phuongminh84

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Con Vợ kế có được hưởng thừa kế từ bà vợ cả không ?

    Nhà tôi có mảnh đất rộng hơn 180 mét vuông do bà nội tôi để lại  .Vào năm 1940 Ông nội tôi lấy vợ cả ( là bà nội tôi ) và hạ sinh duy nhất một mình bố tôi . Năm 1947 Ông ra tỉnh lấy vợ hai và sinh được hai người con . Từ đó Ông sống ở tỉnh với gia đình bà vợ hai , thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Lúc này mảnh đất  180 mét vuông bao gồm  bà nội tôi và bố tôi cùng sinh sống . Sau hòa bình lập lại năm 1978 mảnh đất được làm sổ đỏ và bà nội tôi đứng tên chủ sở hữu .Năm 1989 Ông nội tôi mất đi không để lại di chúc , sau này các bà cả bà hai của ông nội tôi cũng lần lượt qua đời năm 2009 cũng không có di chúc .  Còn các con bà hai đã lập gia đình và mỗi người sống một nơi. Gần đây các con bà hai về nhà tôi đòi bố tôi phải chia cho mỗi người một phần mảnh đất 180m2 nói trên . Bố tôi đồng ý chia cho họ phần Ông nội tôi , nhưng không đồng ý chia phần bà nội tôi . Nhưng họ cứ khăng khăng muốn chia phần bà nội tôi vì họ bảo trước khi bà nội tôi mất họ có đến chăm sóc và trở tang, chất khăn cho bà . Tôi xin hỏi Luật sư :

    - Các con bà hai đòi hỏi phần của bà tôi có đúng theo pháp luật không ?

    - Nếu chia phần của Ông nội tôi thì chia thế nào vì Bà nội tôi với bố tôi đã đóng thuế và sống mảnh đất này mấy chục năm rồi , hay chia bằng nhau.

    Xin chân thành cảm ơn !

     
    10310 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #401745   07/10/2015

    luathuythanh
    luathuythanh
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 3619
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 171 lần


    Chào bạn.

    Nếu bà bạn đứng tên trên quyền sử dụng đất với tư cách đại diện cho hộ gia đình thì đó là tài sản chung của cả hộ; ông nội bạn có tên trong sổ hộ khẩu thì về nguyên tắc được hưởng một phần trong khối tài sản chung đó. Khi ông nội bạn mất đi, không có di chúc thì phát sinh quyền thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ (có đăng ký hợp pháp), con, Bố mẹ (nếu còn sống).

    Nếu quyền sử dụng đất đứng tên riêng của bà bạn, khi bà mất đi mà không để lại di chúc thì cũng phát sinh quyền thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế nêu trên. Bạn lưu ý là những người con riêng của ông nội bạn chỉ được hưởng phần thừa kế ông nội bạn được hưởng nếu ông nội bạn mất sau thời điểm bà nội bạn mất.

    Ngoài ra, những người con riêng của ông nội bạn thì không được hưởng phần di sản của bà nội bạn.

    Nếu cần tham vấn thêm hoặc hỗ trợ về mặt pháp lý, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để cùng trao đổi.

    Bạn tham khảo các bài viết pháp lý của chúng tôi tại Website của Luật Huy Thành.

    Cảm ơn bạn.

    Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

    Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

    Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

    Email: luat.huythanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #401746   07/10/2015

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Chỉ căn cứ theo thông tin bạn nêu và các bên liên quan không có thỏa thuận khác thì trường hợp này rất nhiều khả năng khu đất sẽ được tính là di sản thừa kế và chia theo pháp luật. Khi đó, khu đất là tài sản chung của ông/bà bạn nên di sản của ông bạn là 1/2 khu đất. Phần di sản này sẽ chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bạn (cha, mẹ, vợ, con của người có di sản để lại) mỗi người một phần bằng nhau. Những người có quyền, quyền lợi liên quan cũng có thể được hưởng trong phần di sản này nếu họ chứng minh được yêu cầu của mình là có cơ sở pháp lý, ví dụ chi phí quản lý, làm tăng giá trị di sản,.... Các bên nên cố gắng thỏa thuận để chia di sản. Trường hợp không thống nhất được thì có quyền nhờ tòa án nhưng phải chịu án phí và phí thi hành án (nếu có).

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    anhphongtrinh167 (15/08/2018)
  • #401776   07/10/2015

    Chào bạn,

    Nếu như còn thời hiệu khởi kiện thừa kế thì các con vợ 2 của ông bạn cũng  được 1 phần trong phần tài sản của ông bạn, còn của bà cả thì các con bà 2 không được chia tài sản. 

    Nhưng trong vụ việc này của bạn thì ĐÃ HẾT THỜI HIỆU KHỞI KIỆM vì ông bạn đã mất từ năm 1989 (mất được trên 20 năm rồi), trong khi THỜI HIỆU KHỞI KIỆM THỪA KẾ chỉ là 10 năm thôi.

    Theo điều 645 và điều 633 Bộ Luật Dận sư 2005

    Chúc bạn có quyết định sáng suốt!

     
    Báo quản trị |  
  • #402350   12/10/2015

    AATu
    AATu

    Female
    Sơ sinh


    Tham gia:23/09/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn VunhungLawyer,

    "Hết thời hiệu khởi kiện" nghĩa là các vị con của bà Hai sẽ không được kiện đòi quyền thừa kế, đúng không ạ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn AATu vì bài viết hữu ích
    Songhanhvoithanchu (15/10/2015)
  • #402668   15/10/2015

    Chào bạn

    Đúng rồi bạn. Nếu con bà 2 có đưa đơn ra toà thì toà cũng sẽ trả lại đơn. Trừ khi họ có giấy tờ, văn bản chứng minh rằng họ cũng đã từng có yêu cầu chia tài sản trong thời gian trước đó mà chưa được giải quyết, ví dụ như: biên bản họp gia đình về vấn đề chia tài sản, .... Trân trọng!
     
    Báo quản trị |  
  • #402665   15/10/2015

    phongcghn
    phongcghn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khoản 1 Điều 645, Bộ luật dân sự 2005, thời hiệu khởi kiện về thừa kế:

    “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình, hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”

    Hết thời hạn này, người được thừa kế không có quyền khởi kiện nữa (Theo Khoản 1, Điều 159,Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật Tố tụng Dân sự 2011). Song, thời gian 10 năm này không phải lúc nào cũng được tính liên tục.Tại Điều 161, Bộ luật dân sự 2005, quy định các khoản thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, tức là khoảng thời gian xảy ra các sự kiện sau đây:

    - “Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.”

    Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, ví dụ như thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh...

    Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình, ví dụ như tai nạn, ốm đau đến mức mất đi khả năng nhận thức...

    - Chưa tìm được người đại diện, chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện đượctrong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Như đã nói ở trên, quyền khởi kiện về tranh chấp di sản thừa kế chỉ tồn tại trong 10 năm, kể từ ngày mở thừa kế, nhưng không phải trong mọi trường hợp đều áp dụng quy định trên. Tại Mục 2.4, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có quy định về hai trường hợp không tính thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, đó là:

    - Trường hợp có tài sản chung, tức là trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà những người được thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế; Hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Nếu có tranh chấp, hoặc có yêu cầu về việc chia thừa kế, Tòa án sẽ giải quyết như sau:

    Nếu người chết có để lại di chúc.....

    Nếu không có di chúc, mà các đồng thừa kế tự thỏa thuận với nhau về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ, bất cứ lúc nào có yêu cầu từ phía người thừa kế.

    Nếu không có di chúc và cũng không có thoả thuận giữa những người thừa kế về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì khi một trong những người thừa kế có yêu cầu về việc chia khối tài sản chung đó, việc chia này sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

    vậy theo mình bạn nên bàn bạc với họ để chia phần thừa kế của ông bạn, còn phần của bà bạn thì ko fai chia bạn nhé. chúc bạ và gd luôn hạnh phúc

     
    Báo quản trị |  
  • #402679   15/10/2015

    Songhanhvoithanchu
    Songhanhvoithanchu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 1 lần


    Đúng rồi bạn Aatu!

    Căn cứ điều 645 Bộ luật Dân sự 2005 thì thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế!

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Email: luat.huythanh@gmail.com