Tranh chấp về chia thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #353091 29/10/2014

    dthieu003

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp về chia thừa kế

     thưa luật sư ngài có thể cho tôi hỏi

    nhà tôi có 1 mảnh đất tầm 500 m2 do bà tôi đứng tên

    năm 2011 bà tôi và để lại tài sản là mảnh đất mà không có di chúc cho 5 người con còn lại ( có tất cả 9 người con nhưng 4 đã chết trong chiến tranh và cả 4 người đều có con)

    do có sự bất đồng về tài sản của tổ tiên nên 5 người con đã chuyển tên sổ đỏ từ bà tôi sang của cả 5 năm người với bác cả đứng đầu ( nay đã hoàn tất thủ tục mà vẫn chưa lấy sổ đỏ

    nay bác cả nhà tôi mất do bệnh nặng, bác hai đòi chia mảnh đất thành 4 mà không có phần của con bác cả như vậy đúng hay sai? tôi nên làm như thế nào và phải dựa vào luật nào để giải quyết tranh chấp này?
    cảm ơn đoàn luật sư 

     
    7797 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #353286   30/10/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Do bà của bạn khi mất không để lại di chúc nên di sản của bà được chia theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của bà. Ngoài ra bà có 4 người con đã chết trước, theo Điều 677 Bộ luật dân sự, con của những người này sẽ được hưởng di sản mà cha/mẹ được hưởng nếu còn sống.

    Các đồng thừa kế cần phải làm thủ tục khai nhận di sản và phân chia di sản theo quy định của pháp luật.

    Nay Bác cả của bạn đã mất, phần di sản của bà vẫn được chia đều cho các đồng thừa kế ở trên. Phần di sản mà Bác cả được hưởng sẽ được chia cho các đồng thừa kế của bác.Việc bác hai đòi chia mảnh đất thành 4 phần mà không có phần của con bác cả là trái quy định pháp luật.

    Khi xảy ra tranh chấp, các đồng thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia di sản theo các quy định của Bộ luật dân sự về thừa kế.

    Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #353464   31/10/2014

    xuanlai1011
    xuanlai1011

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/06/2014
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân chia tài sản chung

    Xin luật sư tư vấn giúp ! Ông bà nội tôi có căn nhà 72m2. Ông mất năm 1993.bà mất năm 1988. Ông bà có 4 người con. Tất cả đều dươc ông bà cho tiền mua nhà ở riêng. Riêng cha tôi ko lấy tiền mà lấy phần căn nhà trên để ở va phụng thờ nhang khói tổ tiên. Nhưng khi ông bà mất ko để lai di chúc. Ba tôi ở căn nhà nói trên đã được 40 năm. Năm 2011 cha tôi có đưng ra lam sổ hồng và cô và chú tôi đồng ý ky di sản thừa kế để lại cho cha tôi. Còn rieng Bác tôi đã mất năm năm 2006 nên ko ký được dù lúc còn sống Bác đồng ý vì phần hương quả thờ phượng đều do cha tôi lo. Con của Bác đã gởi đơn kiên đòi phân chia tài sản chung ( trong khi con Bác là hàng thừa kế thứ 2 . Lại ko có văn bản nào xác nhân là căn nhà trên là tài sản chung chua chia ). Tòa án đã thụ lý ổn của con Bac năm 2011. Và bên tôi đã kháng cáo và tòa ra quyết đinh tạm đình chỉ ngay từ năm 2011. Nay ba tôi mất tòa lai đem vụ án tạm đình chỉ ddax4 năm đem ra thụ lý lai và theoý của luât sư thì tòa sẽ thu lý và sử như the nào khi bên bị đơn (cha tôi đã mất và có nôp Giấy chứng tử cho tòa vao tháng 05/2014). Hiên giờ cô và chú tôi đeu vẫn còn sống va đều công nhân căn nhà trên là của ông ba nôi để lại cho cha chúng tôi ( và cô và chú tôi trươc da ky cho cha tôi : Giấy ưng thuân và Hop đông Ủy quyên căn nhà trên cho cha tôi) .Con của Bac toi ko co mot manh giay to nao ,ngoai giay khai sinh cua Bac tôi. Xin luat su tu vấn giup gia đình tôi. Xin cám ơn!!!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #353484   31/10/2014

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn. Vài ý kiến tư vấn cho bạn trong trường hợp này để củng cố thêm hồ sơ va chứng cứ như sau: Vì đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế nên các con của bác đã khởi kiện chia tài sản chung. Vụ án này đã tạm đình chỉ một lần ko rõ vì lý do gì nay tiếp tục giải quyết tiếp thì người quản lý tài sản chung đó là ba bạn đã mất. Vê nguồn gốc căn nhà thì đúng là của ông bà để lại sau khi mất, ko có di chúc nhưng các đồng thừa kế của ông bà đã đồng ý ký xác nhận để căn nhà này lại cho bố bạn thờ cúng và các đồng thừa kế đã nhận phần của họ băng tiền mà ông bà đã phân chia lúc còn sống. Đây là chứng cứ chứng minh các đồng thừa kế đã nhận đủ phần của mình trừ ba của bạn nên ko thể nói căn nhà là tài sản chung chưa chia. Mặt khác, căn nhà được ông bà đồng ý để lại cho ba bạn làm nhà từ đường thờ cúng tổ tiên nên cần phải lưu giữ và bào quản theo đúng ý nguyện của tổ tiên chư ko chia. Ngoài ra, người quả lý căn nhà là ba bạn đã qua đời cũng không xác định phải chia căn nhà này cho ai khác...nên cần xem xét thấu tình đạt lý để đình chỉ vụ án, kết thúc việc tranh chấp của các người cháu là xáo trộn gia đình. Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #353887   02/11/2014

    vpluathuyhung
    vpluathuyhung
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2014
    Tổng số bài viết (664)
    Số điểm: 3755
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 189 lần


    Chào bạn!

    Theo tôi thấy nếu bà bạn mất năm 2011 mà chia như vậy là sai theo quy định pháp luật về thừa kế

    Bà có 9 người con. 4 người chết nhưng 4 người này điều có con. 5 người còn sống vậy di sản của bà phải chia cho 9 vì những người con của 4 người đã mất nhận thừa kế thế vị cho cha, mẹ mình.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HUY HÙNG chuyên Tư vấn thuế.

    Điện thoại: 098 63 63 449 (Tư Vấn Miễn Phí)

    Luật sư: Huỳnh Phước Lợi

    Địa chỉ: quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh

    Email: huynhloi75@gmail.com

    Lĩnh vực hành nghề:

    - Tư vấn về thuế.

    - Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

    - Tư vấn pháp luật.

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

    - Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #354030   03/11/2014

    songphaicoynghia
    songphaicoynghia

    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    chào luật sư,

    cho tôi hỏi là : nhà tôi có 7 anh chị e,3 gái 4 nam hiện tại ai cũng có gia đình hết....nhưng tất cả đều ở xa,còn 1 người anh ở chung với ba mẹ tôi,vì không có nghề nghiệp nên ba mẹ tôi mới cho xây dựng một cái quán nhỏ ở trước mặt  nhà của ba mẹ tôi ( bằng tiền là của vợ chồng anh và bố mẹ cho)...nhưng càng ngày anh càng lấn chiếm đất nhiều hơn...Vậy cho tôi hỏi nếu khi bố mẹ tôi mất không để lại di chúc thì đất mà người anh đó xây dựng và lấn chiếm có toàn quyền sử dụng của anh ấy không ?hay chúng tôi có quyền chia đất của bố mẹ tôi (lúc đó có thể phải phá dỡ quán và đất anh ấy đang sử dụng) không ạ?....

     
    Báo quản trị |  
  • #354271   04/11/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo bạn trình bày Luật sư tư vấn như sau:

    Hiện nay, Tuy bố mẹ bạn đã cho người anh trai xây dựng một cái quán nhỏ nhưng việc cho này có giấy tờ thể hiện sự cho nhận hay chỉ là cho miệng? Nếu chỉ cho miệng thì khi bố mẹ bạn mất mà không có để lại di chúc thì tất cả các con của ông bà (3 gái, 4 nam) đều đưởng hưởng di sản theo pháp luật. Phần được hưởng  của mỗi người là như nhau vì đều thuộc hàng thừ kế thứ nhất theo quy định của Bộ luật dân sự 2005. 

    Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    songphaicoynghia (06/11/2014)
  • #354487   05/11/2014

    luathuythanh
    luathuythanh
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 3619
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 171 lần


    Chào bạn.

    05 người con đã được bà bạn để lại tài sản về thực tế họ đã sang tên trước bạ chung cho cả năm người. Do vậy, về nguyên tắc họ có quyền ngang nhau.

    Khi một người mật mà không có di chúc để lại phần của mình cho ai thì đương nhiên những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người đó sẽ được hưởng. 

    Việc bác Hai của bạn yêu cầu chia khối tài sản đó thành 04 phần là trái quy định của pháp luật.

    Bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại: http://luathuythanh.vn/

    Cảm ơn bạn.

    Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

    Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

    Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

    Email: luat.huythanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #354564   05/11/2014

    vpluathuyhung
    vpluathuyhung
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2014
    Tổng số bài viết (664)
    Số điểm: 3755
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 189 lần


    Chào Bạn!

    Nếu quyền sử dụng đất là tài sản của cha mẹ bạn. cha mẹ bạn không tặng cho hay lúc mất không để lại di chúc thì di sản được chia theo pháp luật các người thừa kế được hưởng như nhau.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HUY HÙNG chuyên Tư vấn thuế.

    Điện thoại: 098 63 63 449 (Tư Vấn Miễn Phí)

    Luật sư: Huỳnh Phước Lợi

    Địa chỉ: quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh

    Email: huynhloi75@gmail.com

    Lĩnh vực hành nghề:

    - Tư vấn về thuế.

    - Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

    - Tư vấn pháp luật.

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

    - Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vpluathuyhung vì bài viết hữu ích
    songphaicoynghia (06/11/2014)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT MINH LONG VÀ CỘNG SỰ

Website: Luatminhlong.com

Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95 Hotline: 0914 66 86 85

Email: info@luatminhlong.com hoặc luatminhlong@gmail.com