Hỏi về tranh chấp thừa kế đất

Chủ đề   RSS   
  • #351251 21/10/2014

    huele91tma

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hỏi về tranh chấp thừa kế đất

    Luật sư cho cháu hỏi về một tình huống như thế này ạ.

    Cô ruột cháu( Cô Nguyệt) lấy chú cháu( Chú Tuấn). Gia đình nhà chú Tuấn có 4 người con3 trai và 1 gái. Mẹ ruột chú Tuấn (Bà Ngoạn) chia cho mỗi người con 1 miếng đất (trong đó 3 người con trai 3 miếng đất gần nhau , sau đó tự 2 vợ chồng tân tạo và xây dựng nhà cửa) còn 1 miếng đất gắn liền với nhà cửa mà cả gia đình vẫn ở thì cho cô con gái út. Tuy nhiên, tất cả các miếng đtấ thì đều mang tên Bà Ngoạn trong sổ đỏ.
    Nhà Chú Tuấn  thì đã có 1 vợ và 1 con gái, sau khi ly dị vợ(đã xong thủ tục ly hôn) thời gian chưa kết hoan với cô Nguyệt thì chú Tuấn với vợ cũ lại có thêm 1 đứa con trai ( thực tế thì chú Tuấn cũng chưa xác nhận là con trai ấy là con không, vì trong thời gian ấy cô vợ kia cũng quan hệ với nhiều người khác). Từ khi cô Nguyệt và chú Tuân kết hôn thì sinh thêm được 2 gái, 1 trai. 
    Hai con của vợ trước hiện tại ở cùng mẹ bên Trung Quốc (trong đó con trai theo mẹ từ bé không có quốc tịch Việt Nam, con gái lớn mới sang TQ). Ngày 24/08 vưa rồi Chú Tuấn cháu mất đột ngột, do vậy bà Ngoạn lập di chúc cho 2 đứa cháu trai (tức 2 con trai của chú Tuấn) mỗi đứa 1/2 miếng đất của vợ ck chú Tuấn mà hiện giờ 4 mẹ con Co Nguyệt đang ở.
    Vậy luật sư cho cháu hỏi trong tình huống như thế này, nếu theo luật thì sẽ được xử lý như thế nào ạ?
    Cháu cảm ơn nhiều ạ!
     
    4734 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huele91tma vì bài viết hữu ích
    vonguyenngochan (24/10/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #351464   22/10/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Trước hết bạn phải làm rõ bà Ngoan cho đất là cho toàn bộ bao gồm cả quyền định đoạt hay chỉ cho quản lý, sử dụng? Nếu cho quản lý, sử dụng thì đất đó vẫn của bà Ngoan, hơn nữa hiện bà Ngoan đứng tên trong sổ đỏ nên bà Ngoan có toàn quyền định đoạt (trong đó có quyền đề lại theo di chúc) là phù hợp với quy định pháp luật. Di sản của chú Tuấn là một phần của căn nhà vợ chồng tạo dựng nên.

    - Nếu chứng minh được bà Ngoan đã cho vợ chồng chú Tuấn toàn bộ lô đất thì di sản của chú Tuấn là một phần trong giá trị nhà và đất. Trường hợp này di chúc bà Ngoan không có hiệu lực đối với phần đất đã nêu.

    - Pháp luật chỉ được áp dụng xử lý khi người có liên quan yêu cầu cá nhân, tổ chức thẩm quyền đứng ra giải quyết theo các nội dung người yêu cầu đề nghị, trừ khi các bên thống nhất căn cứ vào các quy định để tự giải quyết.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #351578   22/10/2014

    huele91tma
    huele91tma

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vầng, ở quê thì chỉ là chia đất rồi cho vợ chồng con xây nhà bằng miệng để thôi ạ,. chứ sổ đổ thì vẫn để tên bà Ngoạn, mà giờ Chú Tuấn đã mất nên nếu cô Nguyệt có nói là ngày tháng năm bà Ngoạn bảo cho vợ chồng cô ấy thì cũng là không có căn cứ phải không ạ??

    - Như vậy nếu đất của bà Ngoạn bà Ngoạn có quyền quyết định thì ngôi nhà do 2 vợ chồng Cô Nguyệt và chú Tuấn tự tân tạo và xây dựng thì được xử lý như thế nào ạ?
    - Trong di chúc bà Ngoạn lập chia cho 2 đứa con trai của chú Tuấn nhưng con trai ở Trung Quốc của chú thì T1 chưa được chú ấy thừa nhận là con, T2 lại đang sống ở Trung Quốc và không có quốc tịch Việt Nam. 
    Vậy luật sư cho cháu hỏi là việc chia theo di chúc sẽ như thế nào ạ?
    (Và trong trường hợp này nếu muốn chứng mình là bà Ngoạn đã cho vợ chống chú Tuấn đất để xây nhà thì cần những gì ạ)
     
    Báo quản trị |  
  • #351976   24/10/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Người được thừa kế di sản trong di chúc không phụ thuộc vào quốc tịch hay quan hệ nhận thân. Người nhận bất động sản nhưng không thuộc diện được đứng tên trên giấy chứng nhận thì có các quyền theo quy định pháp luật, ví dụ được hưởng giá trị di sản, có quyền thông qua giao dịch với người đáp ứng được yêu cầu để đứng tên các bất động sản đó.

    - Chứng cứ phục vụ giải quyết một vụ việc có thể là văn bản (như bạn nêu là sổ đỏ) và/hoặc các nội dung từ những người có liên quan hoặc biết (ví dụ xác nhận của bà Ngoạn (nếu có), xác nhận của những người chứng kiến/biết vụ việc),... Khi giải quyết, người có thẩm quyền sẽ căn cứ vào toàn bộ các tình tiết, chứng cứ, văn bản, tài liệu có liên quan để đánh giá, kết luận bản chất vụ việc trước khi ra phán quyết phù hợp với quy định pháp luật.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com