khác hộ khẩu có được quyền ủy quyền hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #332025 07/07/2014

    son84

    Female
    Sơ sinh

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    khác hộ khẩu có được quyền ủy quyền hay không?

    Trước hết tôi xin cám ơn vị luật sư hay bạn nào sẽ trả lời và trao đổi với tôi.

    Tôi làm mới vào làm tại Quỹ  tín dụng chuyên cho vay thế chấp và tín chấp tài sản cho khách hàng. Tôi có một trường hợp này xin nhờ tư vấn giải thích dùm.

    Ông Nguyễn Văn A được gia đình bên vợ cho mượn giấy chứng nhận QSDĐ để thế chấp vay vốn, chủ tài sản nói trên là ông Trần Văn B ( cha vợ ), còn mẹ vợ thì đẫ mất. Trong gia đình có các thành viên khác như anh vợ, em vợ, còn vợ của ông Nguyễn Văn A đã tách khẩu và nhập vào chung với ông Nguyễn Văn A này. Tôi làm giấy ủy quyền trong đó có liệt kê cả phần vợ của ông Nguyễn Văn A này vào như vậy là liệt kê thừa hay là sai luật. 

    Xin cám ơn.

     
    15166 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #332137   08/07/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Về việc này bạn cần phải xác định các quan hệ pháp luật rất cụ thể như sau:

    1. Hộ khẩu chỉ là thể hiện nơi người đó đăng ký thường xuyên sinh sống.

    2. Về tài sản cần xác định tài sản này là của cá nhân, của vợ chồng, của hộ gia đình hay các đồng thừa kế, đồng chủ sử dụng thì mới có thể xác định được chủ thể tham gia ký kết Hợp đồng uỷ quyền

    3. Việc uỷ quyền chỉ cần những chủ thể người có quyền về tài sản giao dịch và thực hiện với người nhận uỷ quyền.

    4. Bạn là cho vay tín chấp nên không liên quan đến việc thế chấp hay bảo lãnh.

    Xác định được các quan hệ này bạn sẽ tự giải quyết định tình huống của bạn

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    son84 (09/07/2014)
  • #332186   08/07/2014

    luathuythanh
    luathuythanh
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 3619
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 171 lần


    Chào Bạn.

    Pháp luật quy định và cho phép chủ sử dụng, sở hữu tài sản hợp pháp có quyền ủy quyền cho người khác nhân danh thực hiện các giao dịch dân sự, trong đó có giao dịch ủy quyền  thế chấp vay tài sản tín dụng.

    Các nội dụng và quan hệ bạn nêu ra thực tế là rất phức tạp, đặc biệt là trong quan hệ ủy quyền định đoạt tài sản. Để làm rõ được thắc mắc của bạn, tôi phân tích một số vấn đề để bạn tham khảo:

    - Thứ nhất, cần phải xác định tài sản của bên Ủy quyền là tài sản chung hay riêng. Nếu là tài sản riêng của người chồng thì chỉ có người này mới có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản; trong đó việc ủy quyền định đoạt tài sản mà không phụ thuộc vào ý chí của nhưng người cùng có tên trên Sổ hộ khẩu.

    - Thứ hai, nếu là tài sản chung của vợ chồng, và khi người vợ mất không để lại di chúc thì đương nhiên phần tài sản của vợ sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: Bố mẹ, chồng, con của người chết nếu còn sống hoặc mất sau khi người để lại di sản chết.

    Trường hợp này những người được hưởng di sản phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, phân chia hoặc giao di sản cho một hoặc một số người quản lý. Sau giai đoạn này, việc định đoạt tài sản như mang đi cầm cố, thế chấp mới có thể được thực hiện.

    Về nguyên tắc, tài sản của ai thì người đó có quyền định đoạt; nếu là tài sản chung thì việc định đoạt phải được sự đồng ý, xác nhận của tất cả các đồng sở hữu.

    Trên đây là một số ý kiến pháp lý để bạn tham khảo và tự xác định tính đúng sai trong quan hệ giao dịch bạn đang quản lý thực hiện. Nếu cần tham vấn thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi hoặc truy cập trang Web của Công ty Luật chúng tôi - Phần dịch vụ dân sự để tham khảo các bài viết liên quan.

    Chúc bạn thành công!

    Cảm ơn Bạn.

     

    Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

    Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

    Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

    Email: luat.huythanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luathuythanh vì bài viết hữu ích
    son84 (09/07/2014)
  • #332333   09/07/2014

    son84
    son84

    Female
    Sơ sinh

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cám ơn bạn luathuythanh và bạn luatsungothethem, mình rất cám ơn lời tư vấn của các bạn và xin nói rõ thêm trường hợp của mình. 

    Do mình đang công tác tại khu vực nông thôn, thành viên vay vốn 99% là nông dân, cho nên để làm hợp pháp hay tách bạch quyền thừa kế là chuyện rất ít gặp. Ví dụ trường hợp vửa rồi mình nêu, vợ của ông Trần Văn B là người đứng tên sở hữu riêng tài sản đó, bà đã mất rất lâu thậm chí còn không làm giấy chứng tử. Đến khi cần sử dụng đến tài sản đó để đi vay chổ chúng tôi, thì  chúng tôi hướng dẫn làm 1 số thủ tục cần thiết để hợp pháp mà cho người con rễ mượn thế chấp như là khai tử, rồi biên bản hợp gia đình xác nhận những người có quyền được hưởng tài sản nói trên đồng ý cho mượn tài sản rồi mới làm giâý ủy quyền. Theo như lời tư vấn của bạn luathuythanh, sau khi làm rõ được quyền đồng sở hữu của hàng thừa kế thứ nhất thì mới tiếp tục được phép ủy quyền thế chấp thì rất khó. Vì mình cũng gặp một trường hợp khác, có biên bản họp gia dình, mọi người đồng ý giao tài sản trước mặt cán bộ xã luôn, nhưng ở xã không chấp nhận nội dung như vây mà chỉ chứng nhận với nội dung đại diện gia đình đến nơi cho vay nhận tài sản ra thôi. Không viết làm sao nữa.

    Nhờ mọi người cho ý kiến nhé. Thanks !.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #333293   15/07/2014

    luathuythanh
    luathuythanh
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 3619
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 171 lần


    Chào bạn.

    Bạn là người làm tín dụng, liên quan đến tiền bạc tài sản nên không thể chủ quan với câu chuyện pháp lý. Pháp luật đã quy định thì công dân phải tuân theo, không thể theo phong tục tập quán hay lý do này, lý do khác.

    Đã có rất nhiều vụ án mà bị cáo là cán bộ tín dụng do chủ quan, tin tưởng, làm sai trình tự thủ tục quy định dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, lúc bị bắt vẫn không biết mình phạm tội gì.

    Ví dụ: Bạn đồng ý cho người vay vốn với tài sản thế chấp không phải là của họ, Ủy quyền không hợp lệ do không có sự nhất trí của toàn bộ các đồng sở hữu. Khi người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng yêu cầu xử lý tài sản nhưng một hoặc một số đồng sở hữu tài sản nói rằng họ không ủy quyền cho người kia thì lúc này chắc chắn ủy quyền vô hiệu.

    Ngân hàng sẽ không thể xử lý được tài sản và trách nhiệm đầu tiên thuộc về cán bộ tín dụng do không thực hiện đúng quy trình, gây ra hậu là không thể hoặc khó thu hồi nợ.

    Bạn tham khảo và lời khuyên duy nhất của tôi là phải tuân thủ pháp luật.

    Cảm ơn bạn.

    Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

    Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

    Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

    Email: luat.huythanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luathuythanh vì bài viết hữu ích
    son84 (16/07/2014)
  • #333554   16/07/2014

    son84
    son84

    Female
    Sơ sinh

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất cám ơn bạn luatduythanh

     
    Báo quản trị |  
  • #334159   20/07/2014

    vpluathuyhung
    vpluathuyhung
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2014
    Tổng số bài viết (664)
    Số điểm: 3755
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 189 lần


    Chào bạn!

    Tôi xin có ý kiến về vấn đề trên như sau:

    - Thứ 1 xác định lại loại hợp đồng.

    Đây không phải là hợp đồng thế chấp để vay vốn, mà đây là hợp đồng bảo lãnh để vay vốn (vì nhà và đất đâu phải của ông A mà là của ông B vì vậy ông B phải làm một hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để cho ông A vay vốn từ quỷ tín dụng)

    - Thứ 2 xác định lại chủ sở hữu:

    Bạn phải xem lại quyền sử dụng đất và sở hữu nhà có phải là tài sản riêng của ông B hay không. nếu nhà và đất trên có trong giai đoạn hôn nhân giữa ông B và vợ thì đây là tài sản chung của vợ chông ông B vì vậy khi vợ ông B chết phát sinh phần thừa kế của vợ ông vì vậy cần phải làm thủ tục khai nhận di sản để xác định lại ai là người có quyền sử dụng đất và sở hữu căn nhà trên.

    - Thứ 3 đây là giao dịch liên quan đến bất động sản vì vậy các hợp đồng phải công chứng và phải đăng ký giao dịch đảm bảo theo đúng quy định pháp luật.

    Trân trọng chào bạn!

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HUY HÙNG

     

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HUY HÙNG chuyên Tư vấn thuế.

    Điện thoại: 098 63 63 449 (Tư Vấn Miễn Phí)

    Luật sư: Huỳnh Phước Lợi

    Địa chỉ: quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh

    Email: huynhloi75@gmail.com

    Lĩnh vực hành nghề:

    - Tư vấn về thuế.

    - Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

    - Tư vấn pháp luật.

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

    - Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #334490   22/07/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Dears bạn

    Đánh giá các thông tin bạn cung cấp có thể đưa ra ý kiến sau về việc lập giấy ủy quyền:

    1. Tài sản của cha vợ ông A cần phải xác minh rõ nguồn gốc hình thành tài sản. Nếu tài sản hình thành trong giai đoạn mẹ vợ vẫn còn sống thì tài sản này là tài sản chung vợ chồng. Vậy mẹ vợ ông A mất tài sản này phát sinh quyền thừa kế. Tuy nhiên để xem xét về quyền thừa kế cần phải xác định tiếp thời gian người mẹ đã mất bao nhiêu năm. Do đó, đề đảm bảo hợp pháp ngoài việc lập Giấy ủy quyền có các thành viên trong gia đình và vợ của ông A ký thì cần phải lập một số văn bản khác để định đoạt tài sản là GCNQSDĐ đó nữa.

    2. Nếu tài sản đó hình thành sau khi người mẹ mất (nhưng cần xem xét về nguồn hình thành tài sản) chắc chắn đó là tài sản riêng thì việc ký giấy ủy quyền không cần phải liệt kê các thành viên.

    Đây chỉ là một số ý kiến dựa trên thông tin của bạn để đánh giá chính xác tình trạng pháp lý của tình huống này cần phải cung cấp thêm nhiều thông tin bổ sung.

    Hy vọng câu trả lời hữu ích có thể giúp bạn !

    Công ty Luật Gia Thái

     

     
    Báo quản trị |  
  • #400932   30/09/2015

    nguyentanbaoduc
    nguyentanbaoduc

    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


         Xin luật sư tư vấn cho tôi: tôi và ba tôi cùng hộ khẩu tại thị trấn Cái Tàu Hạ- huyện Châu Thành- tỉnh Đồng Tháp, thời gian vừa qua ba tôi có làm hợp đồng ủy quyền cho tôi đứng ra tham gia phiên tòa ( cấp huyện) giải quyết tranh chấp đất đai (đến nay chưa giải quyết) tôi đang chờ.

        Hiện tại tôi có nhu cầu chuyển hộ khẩu về nhà vợ tại xã Tài Văn- huyện Trần Đề- tỉnh Sóc Trăng ( tôi đang công tác ở Sóc Trăng).

       Như vậy, hợp đồng trên vẫn còn hiệu lực không, sau này có thể làm thêm hợp đồng ủy quyền khác không ( khi cha và con không còn chung hộ khẩu).

      Trân trọng kính chào!

     
    Báo quản trị |  
  • #401251   02/10/2015

    luathuythanh
    luathuythanh
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 3619
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 171 lần


    Chào bạn.

    Văn bản uỷ quyền của ba bạn cho bạn tham gia tố tụng vẫn còn nguyên giá trị hiệu lực như ban đầu, dù bạn chuyển hộ khẩu đến đâu.

    Bạn tham khảo các bài viết pháp lý của chúng tôi tại Website của Luật Huy Thành.

    Cảm ơn bạn.

    Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

    Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

    Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

    Email: luat.huythanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com