Tranh chấp chai tài sản đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #303737 23/12/2013

    NGUYENMINHTHOI

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp chai tài sản đất đai

    thua luat su! xin luat su giup em giai dap 1 chuyen ve viec tranh chap dat dai giua 3 em va cac bac'. bà nội em đã mất hồi em hoc lớp 6 tới nay. khi mất bà có để lại di chúc cho 1 minh ba em vì  các cô và bác lúc còn sống nội em đã cho nhưng đều bàn hết cả. đến nay các bác thưa ba em đòi chia tài sản đất đó, với lý do chỉ là bà nội hứa cho nhưng không có bằng chứng..cho em hỏi có thể thưa ba em để chia tài sản đươc không ạ. còn hiệu lực để kiện không ạ!

    vâng . cho em biết nếu ra tòa ba em có thể chuẩn bị những gì. ba em có thể lấy bằng chứng bán đất của họ vì ba em co quen những người ma họ đã bán đất ..em xin acm3 ơn ạ!

     

     

     

     

     

     
    2891 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #304531   31/12/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trước hết, liên quan đến một số thông tin bạn nêu chưa được rõ lắm:

    - Bà nội bạn mất khi bạn học lớp 6 nhưng không biết hiện nay bạn học lớp mấy nên không xác định được thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết về tranh chấp thừa kế (theo luật quy định là 10 năm kề từ ngày mất của người để lại di sản).

    - Bà bạn để lại di chúc cho bố bạn hay chỉ là "hứa" sẽ dẫn đến các trường hợp khác nhau. Nếu có di chúc thì bố bạn được hưởng di sản theo di chúc là hoàn toàn có căn cứ. Tuy nhiên, nếu chỉ là "hứa" thì chưa phải là di chúc và những người khác có cơ sở để tranh chấp (kết quả thế nào chưa thể khẳng định ngay được).

    Như vậy, việc những người khác tranh chấp về thừa kế thì đó là quyền của họ được pháp luật cho phép còn kết quả như thế nào phụ thuộc vào quá trình giải quyết trên cơ sở chứng cứ, tài liệu có liên quan của mỗi bên. Thời hiệu để yêu cầu tòa án giải quyết là 10 năm kể từ ngày bà bạn mất (nếu không có trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định). Để chuẩn bị, bên bạn cần thu thập các chứng cứ chứng minh việc bố bạn sở hữu đất là hoàn toàn có căn cứ (ví dụ di chúc). Đối với việc những người khác được chia đất không phải là chứng cứ để khẳng định họ không còn quyền được chia đối với di sản khác, tuy nhiên nếu chứng minh được đất đó cũng không được cho (chia) một cách hợp pháp thì những diện tích này cũng có thể là đối tượng tranh chấp về quyền thừa kế.

     

    Trân trọng!

     

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com