CHIA THỪA KẾ KHÔNG DI CHÚC

Chủ đề   RSS   
  • #232622 11/12/2012

    akabrac

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    CHIA THỪA KẾ KHÔNG DI CHÚC

    ông nội tôi có một căn nhà, ba tôi cũng có một căn nhà. hiện nay ông nội và ba tôi đã mất hơn 10 năm. Anh trai tôi có hộ khẩu ở ông nội, tôi có hộ khẩu ở ba tôi và tôi đã theo chồng 30 năm. nay ngôi nhà của ông nội và của ba tôi đều nằm trong diện giải tỏa. vậy tôi có được hưởng quyền lợi gì không

     
    4210 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #232877   12/12/2012

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thông thường giải toả thì sẽ được đền bù, hỗ trợ theo quy định của nhà nước. Theo bạn kể thì các tài sản đó là di sản để lại cho anh bạn và bạn nhưng chưa chia. Trường hợp này, nếu không có di chúc thì mỗi người được hưởng 50% tổng giá trị tài sản, không phụ thuộc vấn đề hộ khẩu, trừ trường hợp tài sản đứng tên hộ gia đình.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #232883   12/12/2012

    dadang
    dadang
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2009
    Tổng số bài viết (370)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 198 lần


    Chào chị!

    Trường hợp tài sản của Ông nội và Ba chị để lại là tài sản thừa kế. Ông nội và Ba của chị chết không để lại Di chúc do đó tài sản được chia theo pháp luật.

    Theo Điều 674 Bộ luật Dân sự, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo pháp luật quy định. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật là căn nhà được bán để chia.

     

    Người thừa kế theo pháp luật theo Điều 676 bao gồm:

    - Hàng thừa kế thứ nhất, gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

    - Hàng thừa kế thứ hai, gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

    - Hàng thừa kế thứ ba, gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Trong nội dung chị không nêu rõ Ông Nội chị và Ba chị ai mất trước sau, người thừa kế theo pháp luật của 2 người đó còn những ai (Bà nội, Cô, Chú, Bác, Mẹ chị hay anh chị em chị).

    Theo các quy định của Pháp luật thì chị vẫn được hưởng quyền lợi.

    Trân trọng!

     

    Luật sư Đinh Xuân Hồng

    Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng

    Mail: xuanhonglaw@gmail.com - hong.dinh@luatsurieng.net

    Website: www.luatsurieng.net - www.luatsurieng.com.vn

    Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com

    Phone: 0907 71 93 81

    Skype: xuanhonglaw

    "Luật sư riêng, Luật sư, Tư vấn pháp luật, Luật sư cho người nghèo, luat su, luatsu, Công ty luật, Văn phòng luật, Văn phòng luật sư, luatsurieng, lawyer, lawfirm, luat su rieng"

     
    Báo quản trị |  
  • #232884   12/12/2012

    Tuanlawyer1298
    Tuanlawyer1298
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2009
    Tổng số bài viết (472)
    Số điểm: 2530
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 78 lần


    Bạn có quyền được hưởng thừa kế từ tài sản ba bạn để lại hoặc tài sản đáng lẽ ba bạn được hưởng từ ông nội. Nếu nhà thuộc diện giải tỏa này là tài sản chung chưa từng được chia/ chưa có thỏa thuận nào khác về việc chia thừa kế thì bạn sẽ đương nhiên được hưởng một suất so với người cùng hàng thừa kế - tương tự như anh trai bạn được hưởng.

    Luật Sư Nguyễn Đình Tuấn, Giám đốc Công ty luật Nhật Chiêu - Đoàn luật sư Hà Nội

    - Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách.

    - Dịch vụ luật sư gia đình cho người giàu.

    - Các dịch vụ pháp lý khác.

    ĐT 0903293928; 043.7197039 Email: lstuannd@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com