Cho tặng quyền sử dụng đất không đúng với di chúc.

Chủ đề   RSS   
  • #219971 15/10/2012

    chumanhhung

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Cho tặng quyền sử dụng đất không đúng với di chúc.

    Xin hỏi luật sư:

    Hiện nay bố mẹ tôi đang làm thủ tục cho tặng các con QSDĐ, nhưng việc cho tặng lại không đúng với nội dung di chúc mà bố mẹ tôi làm và lưu tại UBND phường nơi  bố mẹ tôi cư trú. Việc bố mẹ tôi chưa hủy di chúc và cho tặng không đúng với di chúc có đúng pháp luật không ? và nếu muốn cho tặng trước khi bố mẹ tôi mất thì phải tiến hành thủ tục gì ?

    Xin cảm ơn luật sư.

     
    6009 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #220050   15/10/2012

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Bố mẹ bạn đang còn sống nên di chúc chưa phát sinh hiệu lực do đó, việc bố mẹ bạn định đoạt như bạn nêu không có gì sai. Để việc tặng cho có hiệu lực pháp luật thì các bên liên quan đến phòng công chứng để chứng hợp đồng tặng cho, sau đó làm thủ tục sang tên cho người mới theo quy định chung. Trong trường hợp này, phần di chúc liên quan đến tài sản đã tặng cho không còn hiệu lực sau khi người để lại di chúc mất.

     

    Trân trọng! 

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    chumanhhung (15/10/2012)
  • #224352   06/11/2012

    chumanhhung
    chumanhhung

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào luật sư.

    Xin cho hỏi tiếp: tôi được phòng tài nguyên môi trường huyện cho xem hợp đồng cho tặng, trong hợp đồng cho tặng phần chữ ký của mẹ tôi không có chữ ký và có 2 người làm chứng vì mẹ tôi không tự nói, tự viết được và họ đã  lăn tay thay cho chữ ký. Trên thực tế mẹ tôi năm nay đã 88 tuổi, một năm nay phải nằm xe lăn, không tự làm bất cứ việc gì, thường xuyên nói vô thức. Công chứng ngày 20/9/2012 thì 21/10/2012 mẹ tôi mất vì già yếu.

     Xin hỏi việc chứng thực của văn phòng công chứng kia có hợp pháp không ?

    Xin cảm ơn luật sư.

     
    Báo quản trị |  
  • #224855   08/11/2012

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo quy định thì công chứng viên phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành công chứng nên chắc họ cũng thận trọng khi chứng hợp đồng. Muốn biết sự hợp pháp hay không trong trường hợp này không dễ dàng. Rất tiếc, chỉ với những thông tin bạn nêu thì chưa thể khẳng định và kết luận được. 

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #224992   08/11/2012

    chumanhhung
    chumanhhung

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào LS

    Mình muốn hỏi luật có quy định về việc lăn tay thay cho chữ ký không ? nếu có thì thế nào là đúng quy định ?

    Cảm ơn LS.

     
    Báo quản trị |  
  • #226347   14/11/2012

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Mời bạn tham khảo quy định của Luật Công chứng như sau:

     

    Điều 41. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng

    1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng phải ký vào văn bản công chứng trước mặt công chứng viên.

    Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.

    2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

    3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:

    a) Công chứng di chúc;

    b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;

    c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng. 

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #319989   22/04/2014

    chumanhhung
    chumanhhung

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào luật sư,

    Khi biết một hợp đồng cho tặng QSDĐ (có chứng thực của công chứng viên) có dấu hiệu vi phạm pháp luật (luật hôn nhân và gia đình, luật đất đai, luật công chứng) tôi (nếu là người có quyền và lợi ích liên quan) có thể khiếu nại hay khởi kiện được không ? đối tượng khiếu nại, khởi kiện là ai ?  Nếu được thì thủ tục như thế nào xin luật sư cho biết.

    Cảm ơn luật sư.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com