Trộm cắp tài sản được bị đơn bãi nại

Chủ đề   RSS   
  • #119163 21/07/2011

    hellkid9x

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 1 lần


    Trộm cắp tài sản được bị đơn bãi nại

         Luật sư giúp em một chút !

    Anh trai của em có đi làm thủ kho cho một công ty sản xuất chip điện tử của nước ngoài.Trong thời gian lam việc anh ấy có lấy trộm cuộn đồng dùng để sán xuất chip {còn trong kho}.Sau khi công ty báo công an kinh tế về việc bị mất mất trộm thì anh ây đã tự giác lên khai nhận là anh ấy đã lấy và hợp tác với công an kinh tế đi thu hồi.Anh ấy lấy 16 cuộn nhưng thu hồi được 8 cuộn,tự mang đến trả 2 cuộn,làm mất 1 cuộn,5 cuộn bán cho 2 người không rõ địa chỉ.Số tiền anh ấy bán được dùng để mua lại một xe máy trung quốc giá 2,5 trieu đồng.mua 1 điện thoại giá 1 triệu đồng.số tiền còn lại anh ấy dùng trả tiền trọ va chi phí sinh hoạt. Nguyên nhân của vụ trộm cắp la do gia đình khó khăn,không co phương tiện đi lai.

    Em xin nói thêm công ty báo mất20 cuộn và anh ấy có bỏ trốn gần 1 năm do sợ không co tiền đền bù cho công ty {20 cuộn tương đương 43 triệu đồng khi đã chi phí hết }.Công an đã phát lệnh truy nã nhưng vì anh không liên lạc về nhà nên không biết.Sau một thời gian anh ấy quay về đầu thú .

    Câu hỏi của em :khung hinh phạt cho tội trên là bao lâu,tù giam hay tù treo ? Nếu công ty biết nhà anh ấy nghèo nên đã làm đơn bãi nại va yêu cầu xữ phạt nhẹ thì ra sao?Công an yêu cầu anh ấy bồi thường lại 8 triệu trả lại cho nhưng người mua những cuộn đồng để được hưởng tình tiết giảm nhẹ ,còn công ty không yêu cầu đên bù 6 cuộn (1 mất + 5 không thu hồi được) tri giá gần 12 triệu đồng thi hình phạt sẽ như thế nào ?nếu công ty yêu cầu đền bù mà anh ấy không có đủ khả năng đền bù (chỉ đền được 8 triệu cho người mua) thi mức án sẽ như thế nào ?

    Em xin chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được sự trả lời của luật sư.
     
    22874 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #119332   22/07/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Công an đã phát lệnh truy nã thì cũng có nghĩa họ đã khởi tố bị can, bạn có thể tham khảo điều khoản trong quyết định khởi tố để biết tội danh và các quy định tương ứng về khung hình phạt. Các tình tiết bạn nêu về bồi thường và yêu cầu hoặc không yêu cầu bồi thường của các chủ thể là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 46 BLHS. Hình phạt cuối cùng sẽ do tòa án tuyên căn cứ trên cơ sở cáo trạng và kết quả tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, có xem xét các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ tách nhiệm hình sự. Với những gì bạn nêu và là người tư vấn gián tiếp, tôi không thể khẳng định ngay được mức hình phạt như bạn yêu cầu.

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    hellkid9x (22/07/2011)
  • #119568   23/07/2011

    hellkid9x
    hellkid9x

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 1 lần


    Em cảm ơn luật sư đã trả lời giúp em.Em muốn hỏi thêm một chút.Nếu thời gian anh trai em phạm luật trong 3-4 tháng (mỗi lần thưc hiện thì lấy một cuộn) vậy hành vi đó có được xem là tái phạm nguy hiểm không.Thứ hai,nếu anh ấy do không biết được giá trị thực của các cuộn đồng đó (đem bán rẻ cho phế liệu với giá chưa băng một nửa giá trị thật) thì anh ấy có được xem xét lại để nhẹ tội không.Và anh ấy phạm tội lần đầu, chưa từng có bất kì tiền án, tiền sự nào.Mong luật sư trả lời giúp em.Em chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #119960   26/07/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Mời bạn tham khảo quy định của BLHS như sau:

    Điều 49.  Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

    1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

    2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

    a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

    b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.


    - Giá trị tài sản bị trộm cắp là giá trị của chính vật bị mất chứ không phải giá tiền người trộm cắp bán được.

    - Các tình tiết bạn nêu có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ khi phù hợp với Điều 46 BLHS (như dưới đây):

    Điều 46.  Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc  công tác.

    2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ  trong bản án.

    3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.


    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    hellkid9x (26/07/2011)
  • #120794   29/07/2011

    hellkid9x
    hellkid9x

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 1 lần


     Trường hợp của anh trai em là ra đầu thú và sửa sai bằng việc cùng công an đi thu hồi vật phẩm.Nhưng sau vì một số lý do mà bỏ trốn.Sau một thời thì về đầu thú.Vậy anh trai em có được tính tình tiết giảm nhẹ không.Và luôn tiện cho em hỏi thêm,phạm tội do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra là sao.Nếu nhà anh ấy nghèo nên mới sinh ra chuyện đó thì có được tính không.Em chân thành cảm ơn ls Cao Sy Nghi.Chúc luật sư sức khỏe để giúp được nhiều cho xã hội.Kính !
     
    Báo quản trị |  
  • #121426   02/08/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Hành vi của người anh như bạn kể thì sẽ được đánh giá khi xem xét một cách tổng thể căn cứ vào các tình tiết có trong vụ án, không thể tách bạch, ví dụ: không thể coi "sửa sai ... " được ghi nhận như tình tiết giảm nhẹ, sau đó lại coi là không phải khi trốn đi.

    Nghèo không được coi là tình tiết giảm nhẹ (hoàn cảnh đặc biệt khó khăn). Tình tiết bạn nêu, theo quy định chưa được coi là tình tiết giảm nhẹ theo Điều 46 BLHS.

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    hellkid9x (02/08/2011)
  • #122815   10/08/2011

    btr_matdat
    btr_matdat

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mình bổ sung thêm là gia đình bạn nên cố gắng thu xếp để trả cho Công ty một phần (vài triệu đồng cũng được) trước khi CQĐT kết thúc hồ sơ chuyển sang VKS để được hưởng tình tiết giảm nhẹ là "#fff8df;">Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả".
    - Mình xin nói rõ thêm về số tiền là căn cứ để xem xét tội danh thì các cơ quan tố tụng dựa trên giá trị thực của tài sản để quyết định.
    - Nếu công ty viết đơn bãi nại cho anh trai bạn thì đây cũng là một căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
    - Về mức hình phạt thì nếu số tiền anh bạn trộm dưới 50 triệu thì mức hình phạt là từ 6 tháng đến 3 năm.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btr_matdat vì bài viết hữu ích
    hellkid9x (26/09/2011)
  • #134355   26/09/2011

    hellkid9x
    hellkid9x

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 1 lần


    Em xin hỏi thêm một chút !
    Anh trai em đã ra tòa.Theo như em nghe được thì anh ấy được hưởng những tình tiết giảm nhẹ sau :
    - Tự thú và thành thật khai báo
    -Đã đền bù đầy đủ để khắc phục hậu quả cho bị hại.
    -Phạm tội lần đầu
    -Công ty của anh trai em đã viết đơn bãi nại và yêu cầu xữ phạt nhẹ.
    -Tổng giá trị tài sản bị trộm cắp là khoảng 30 triệu .(Khi thì em nghe phạm tội ít nghiêm trọng khi thì nghe là số tiền 30 triệu là số tiền lớn nên em không biết có phải tình tiết giảm nhẹ không.)
     Nhưng có một tình tiết tăng nặng là khi có lệnh truy nã thì anh của em không biết nên đã không về(bỏ trốn).Sau một thời gian thì về đầu thú.
     Như đã nói trước ,anh trai em lấy 16 cuộn đồng trong 16 lần.Mỗi cuộn trị giá trung bình khoảng 2 triệu. Gia đình anh ấy muốn kháng cáo để xin được hưởng án treo.Em muốn biết khi xử phúc thẩm thì có khi nào bị tăng án không ?vì em nghe nói phúc thẩm thi chỉ có giảm nhẹ hoặc giữ nguyên án chứ không tăng ,Cũng có người thì nói khi xữ lại mà phát cảm thấy mức án chưa nghiêm minh thì có thể tăng án .Em lại chẳng biết gì nhiều nên nhờ ls giúp em .
     Gia đình anh ấy nhờ tìm xem có luật sư nào có thể giúp anh ấy được hưởng án treo không .Nếu ai giúp được xin liên hệ số điện thoại 01262 509 901.Em xin chân thành cảm ơn và hậu tạ.
     
    Báo quản trị |  
  • #134715   27/09/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Về giá trị, hành vi trên rơi vào khoản 1 Điều 138 BLHS với mức phạt tù cao nhất 3 năm. Nhìn chung, nếu không có kháng cáo hoặc kháng nghị tăng mức hình phạt thì thông thường tòa phúc thẩm tuyên mức án thấp hơn hoặc bằng mức án sơ thẩm nên bạn không nên lo lắng quá. Chúc bạn tìm được luật sư ưng ý.

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    hellkid9x (27/09/2011) chuong882007 (29/09/2011)
  • #134785   27/09/2011

    hellkid9x
    hellkid9x

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 1 lần


    Em cảm ơn luật sư đã trả lời giúp em .Theo như tòa đã tuyên thì là 9 tháng tù. Khi đề nghị kháng cáo thì anh của em sợ hội đồng xét xử thấy mức án đó là nhẹ rồi quyết định tăng án thì khổ .Em muốn biết khi kháng cáo nhưng bên bị hại không yêu cầu tăng án thì tòa án có quyền tự quyết định tăng án hay không. Vì theo em nghĩ do mỗi cuộn đồng trị giá gần 2 triệu.Lấy 16 lần 16 cuộn như vậy có bị tăng nặng hay không ? Em rất mong sự trả lời của luật sư .Chúc luật sư và gia đình nhiều sức khỏe.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hellkid9x vì bài viết hữu ích
    chuong882007 (29/09/2011)
  • #134897   28/09/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Khi xét xử phúc thẩm, người ta có nhiều cách đơn giản hơn cách bạn nêu. Nếu không ai đề nghị tăng mức hình phạt thì người ta sẽ không tăng.

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #137822   07/10/2011

    Dongocloi
    Dongocloi

    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Với những tình tiết bạn kể, hình như hành vi của trai bạn
    có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà
    không phải là tội trộm cắp tài sản, tội lạm dụng có mức hình phạt nhẹ
    hơn tội trộm cắp. Vì anh bạn là thủ kho của công ty, công ty đã giao tài
    sản cho anh bạn quản lý. Bạn có thể nêu rỏ hơn các tình tiết của vụ án được k?
     
    Báo quản trị |  
  • #371416   16/02/2015

    lodung
    lodung

    Sơ sinh

    Điện Biên, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    tội trộm cắp tài sản

    Chào luật sư! Tôi có một vài câu hỏi nhờ luật sư giải đáp ạ. Em trai tôi trộm cắp tài sản ( vàng, bạc) của người ta với tổng giá trị là 25 triệu hiện giờ đã bị công an bắt và giam giữ .khi bị bắt em tôi có khai báo thành khẩn tìm lại số tài sản trộm và gđ cũng bồi thường thiệt hại. Bên bị hại cũng là hàng xóm muốn viết đơn giảm trách nhiệm hình sự cho em tôi vậy thì họ phải viết đơn giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay đơn bãi nại ạ? Và nên gửi đơn vào lúc nào? Xin cảm ơn luật sư.
     
    Báo quản trị |  
  • #371542   23/02/2015

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn nêu thì em bạn sẽ bị xử lý về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS. Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm p, khoản 1, Điều 46 BLHS. Tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS. Còn việc người bị hại có đơn xin giảm hình phạt cho bị cáo là tình tiết có thể xem xét giảm nhẹ hình phạt theo quy định tại khoản 2, Điều 46 BLHS và hướng dẫn tại Nghị quyết số... người bị hại có thể có đơn xin giảm hình phạt cho bị cáo bất cứ thời điểm nào nhưng phải trước khi đã xét xử.

    Vụ việc trên không thuộc trường hợp không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nên việc viết đơn BÃI NẠI, RÚT ĐƠN, YÊU CẦU KHÔNG TRUY TỐ... đều như nhau. Miễn là nội dung đơn có thể hiện là tha thứ cho bị cáo và xin giảm nhẹ một phần hình phạt cho bj cáo. Nếu không xin giảm nhẹ hình phạt mà chỉ xin miễn hình phạt hoặc miễn truy tố, miễn xét xử thì đơn đó có thể không có giá trị.

    Bạn tham khảo các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sau đây:

    "

    Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
      a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
      b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
      c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
      d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
      đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
      e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
      g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
      h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
      i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
      k) Phạm tội do lạc hậu;
      l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
      m) Người phạm tội là người già;
      n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
      o) Người phạm tội tự thú;
      p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
      q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
      r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
      s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
    2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
    3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

    Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật 

    Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.".

    Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP của HĐTP TAND tối cao:

    "b- Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định bổ sung một tình tiết giảm nhẹ mới; cụ thể là những tình tiết sau đây:

    - Người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả (Điểm b khoản 1);
    - Người phạm tội đã lập công chuộc tội (điểm r khoản 1);
    - Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác (điểm s khoản 1).
    Mặc dù những tình tiết giảm nhẹ nói trên được Bộ luật hình sự năm 1999 quy định bổ sung, nhưng trong thực tế thì các Toà án đã áp dụng những tình tiết này khi quyết định hình phạt theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19-4-1989 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự". Tuy nhiên, nay Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định bổ sung các tình tiết này vào khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999; do đó, căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT, thì đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 01-7-2000 mà sau thời điểm này mới bị xét xử và nếu họ có các tình tiết giảm nhẹ này, thì áp dụng các điểm tương ứng của khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với họ.
    Để áp dụng đúng các điểm r, s khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 cần chú ý:
    - "Đã lập công chuộc tội" là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm cho đến trước khi bị xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm), người phạm tội không những ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm do họ thực hiện, mà họ còn có những hành động giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền phát  hiện, ngăn chặn các tội phạm khác, tham gia phát hiện tội phạm, bắt kẻ phạm tội, có hành động thể hiện sự quên mình vì lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của người khác... được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận.
    - Người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu học tập hoặc công tác là người được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua.....
    c- Khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án". Theo các văn bản hướng dẫn trước đây của Toà án nhân dân tối cao và của Toà án nhân dân tối cao với các cơ quan hữu quan khác cũng như thực tiễn xét xử trong thời gian qua, thì các tình tiết sau đây được coi là các tình tiết giảm nhẹ khác:
    - Vợ,  chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:
    - Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;
    - Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;
    - Người bị hại cũng có lỗi;
    - Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
    - Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;
    - Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;
    - Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.
    Ngoài ra, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có  thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
    d- Khi xét xử cần chú ý quy định mới được bổ sung tại khoản 3 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 mà Bộ luật hình sự năm 1985 không quy định, đó là: "Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt".

    Ví dụ: Một người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh( khoản 1 Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1999) thì khi quyết định hình phạt không được áp dụng điểm d khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người đó."

    10. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự (Điều 47).

    Khi quy định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự cần thực hiện đúng các quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 và cần chú ý các điểm sau đây:
    a- Quy định "Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật" được áp dụng trong trường hợp điều luật có từ hai khung hình phạt trở lên và người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự không phải theo khung hình phạt nhẹ nhất. Nếu các khung hình phạt của điều luật được sắp xếp theo thứ tự 1, 2, 3... và từ nhẹ nhất đến nặng nhất, thì theo quy định này khi có từ hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 trở lên, Toà án chỉ có thể quy định một hình phạt trong khung hình phạt của khoản 1, nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 2; Toà án chỉ có thể quyết định một hình phạt trong khung hình phạt của khoản 2, nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 3...
    Ví dụ: Một người phạm tội trộm cắp tài sản và có từ hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 trở lên, việc áp dụng quy định trên đây của Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau: 
    - Nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999  thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới 2 năm tù, nhưng phải trong khung hình phạt của khoản 1; cụ thể là chỉ được phạt tù từ 6 tháng đến dưới 2 năm hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.
    - Nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 3 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999  thì Toà án có thể quyết định đối với họ  một hình phạt tù dưới 7 năm, nhưng phải trong khung hình phạt của khoản 2; cụ thể là chỉ được phạt tù từ 2 năm đến dưới 7 năm.
    - Nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 4 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999  thì Toà án có thể quyết định đối với họ một hình phạt tù dưới 12 năm, nhưng phải trong khung hình phạt của khoản 3; cụ thể là chỉ được phạt tù từ 7 năm đến dưới 12 năm.
    b- Khi áp dụng quy định "Trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn" cần chú ý:
    - Đối với hình phạt tù có thời hạn, thì theo quy định tại Điều 33 Bộ luật hình sự năm 1999 mức tối thiểu của loại hình phạt này là 3 tháng; do đó, trong mọi trường hợp khi quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định mức thấp nhất của khung hình phạt là trên 3 tháng tù, thì không được quyết định mức hình phạt tù dưới 3 tháng; nếu mức thấp nhất của khung hình phạt là 3 tháng tù, thì chỉ có thể chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
    Ví dụ 1: Một người buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị 40 triệu đồng thuộc khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự năm 1999, có hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 trở lên, thì đối với họ chỉ có thể quyết định một hình phạt tù từ 3 tháng đến dưới 6 tháng hoặc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ).
    Ví dụ 2: Một người tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm theo quy định tại Điều 148 Bộ luật hình sự năm 1999, có hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 trở lên, thì đối với họ không được quyết định một hình phạt tù dưới 3 tháng (mức thấp của loại hình phạt tù có thời hạn) mà chỉ có thể xử phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm.
    - Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, thì theo quy định tại Điều 31 Bộ luật hình sự năm 1999, mức tối thiểu của hình phạt này là 6 tháng; do đó, trong mọi trường hợp khi quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, không được quyết định mức hình phạt cải tạo không giam giữ dưới 6 tháng.
    - Đối với hình phạt tiền, thì theo quy định tại Điều 30 Bộ luật hình sự năm 1999, mức tối thiểu là 1 triệu đồng; do đó, trong mọi trường hợp khi quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, không được quyết định mức hình phạt tiền dưới 1 triệu đồng. Nếu mức thấp nhất của khung hình phạt là 1 triệu đồng, thì chỉ có thể chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là cảnh cáo.
    c- Cần phải hạn chế và phải hết sức chặt chẽ khi áp dụng các quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 trong trường hợp nếu không có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, thì bị cáo phải bị xử phạt ở mức cao của khung hình phạt. Thông thường trong trường hợp này khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt ở mức thấp của khung hình phạt mà bị cáo bị xét xử.
    d- Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, nếu tội nào mà người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, thì có thể áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 để quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự đối với tội đó, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự năm 1999.
    đ- Lý do của việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự cần được ghi rõ trong bản án.

    e- Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999, thì việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự chỉ áp dụng đối với các hình phạt chính mà không áp dụng đối với hình phạt bổ sung, bởi vì đối với hình phạt bổ sung không thể có nhiều khung hình phạt, không có quy định một khung hình phạt, không có khung hình phạt nhẹ nhất và không quy định việc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.""

     

     

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com