Phân chia tài sản và tách chủ quyền nhà sau li hôn

Chủ đề   RSS   
  • #111433 18/06/2011

    kimberlytran

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân chia tài sản và tách chủ quyền nhà sau li hôn

    Ba mẹ của em li hôn năm 1992 , tòa án phân chia căn nhà 96m2 do ba mẹ đồng sở hữu , mẹ em dành quyền nuôi 2 đứa con là em(1983) và một đứa em trai(1987) nên được tòa chia 1/2 căn nhà , phần còn lại chia cho ba và anh trai của em sanh năm 1979( anh bị câm điếc bẩm sinh ). Sau đó ba em làm giấy hôn thú với vợ 2 và đem anh trai gửi mẹ nuôi đến bây giờ, ba em vẫn lo chu cấp kinh tế cho cả 3 anh em em. Mặc dù đã có bản án li hôn và phân chia tài sản nhưng vì muốn ba vẫn lo cho anh em em chu đáo nên mẹ vẫn chưa làm giấy tách chủ quyền.

    Đến nay đã gần 20 năm, dù đã có nhiều lúc mẹ yêu cầu ba cùng nhau ra tách giấy chủ quyền nhưng ba em viện đủ lí do từ chối không chịu đưa ra giấy chủ quyền nhà, lẫn hăm họa sẽ cắt viện trợ cho tụi em , vì vấn đề kinh tế nên mẹ em đành buông xuôi cho thời gian trôi qua để ba lo cho tụi em ăn học. Nay tụi em đã ổn định mẹ em quyết định tách quyền sở hữu thì ba em lại một lần nữa trốn tránh.

    Xin quí luật sư cho em biết như vây bản án chia tài sản của ba mẹ em còn hiệu lực hay không? và có biên pháp nào can thiệp để ba em chịu cho mẹ em làm giấy tờ tách sở hữu không?. Anh trai của em sau này có được hưởng quyền lợi gì trên 1/2 căn nhà còn lại của ba em không?

     Ba em đã có thêm 2 con riêng với vợ sau và họ dường như có ý muốn chiếm trọn cả căn nhà luôn phần của mẹ em cho nên mẹ con em rất hoang mang không biết làm thế nào. Trong trường hơp ba em làm di chúc để lại phần căn nhà  được chia của ông kể cả những căn nhà đất đai khác sau này của ông với vợ sau cho vợ con sau thì tụi em có được chia với họ không?.
     
    4983 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #111743   20/06/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Về nguyên tắc, trong bản án tòa tuyên cụ thể phần nhà cho mỗi bên khi ly hôn nên mỗi phần thuộc quyền sở hữu của một người do đó ba bạn không thể tự ý chiếm được. Việc tách giấy tờ nhà đất, mẹ bạn nên đến UBND huyện để làm thủ tục theo quy định. Ba bạn vẫn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng người anh. Trường hợp ba bạn để lại di chúc thì người anh vẫn được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa kế ngay cả khi di chúc không để lại gì cho người anh.

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #111845   20/06/2011

    kimberlytran
    kimberlytran

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Em còn thắc mắc xin luật sư vui lòng giải đáp thêm dùm, nếu ba em không để lại di chúc trên những tài sản nhà cửa đất đai khác với người vợ sau thì tụi em có được chia theo quyền lợi gì không?( trường hợp con ngoài giá thú ). Gia đình em ở tphcm, theo như luật sư trả lời thì bản án phân chia tài sản vẫn còn hiệu lực phải không ạ? và nó còn hiệu lực đến bao lâu nữa? chắc chắn một điều là gia đình em sẽ phải mất nhiều thời gian nữa để  thuyết phục được ba vì ông rất ngoan cố và luôn cản trở việc tách giấy tờ nhà, tất cả giấy tờ nhà ông đều chiếm giữ ngoại trừ bản án với lí do trước đây miếng đất này là của bà nội cho ba và ba mẹ em cùng nhau xây dựng nhà ,mặc dù ông cứ luôn khẳng định là tài sản riêng của ông. Hiện nay mẹ em rất lo lắng không biết cách giải quyết như thế nào? xin luật sư hướng dẫn thêm cho mẹ em. Rất chân thành cảm ơn quí luật sư.
     
    Báo quản trị |  
  • #112265   21/06/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Các bạn là con, thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên được chia di sản theo pháp luật (theo nguyên tắc chia đều).

    - Bản án có hiệu lực pháp luật cho đến khi nào bị hủy theo đúng quy định (nếu có).

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com