Thứ nhất, đối với vấn đề bạn hỏi về việc em bạn đánh người, vì bạn không nói rõ nguyên nhân tại sao em bạn lại bị đánh, lỗi do ai, và việc em bạn đánh vào người kia như thế nào nên khó có thể tư vấn cụ thể cho bạn được.
Tuy nhiên, nếu thực sự em bạn đánh lại người kia chỉ nhằm mục đích phòng vệ (nếu xét tương quan lực lượng em bạn có một người mà bên kia đông hơn, dùng hung khí nguy hiểm hơn...) thì có thể xem xét hành vi chống trả lại của em bạn là hành vi phòng vệ chính đáng.
Về vấn đề kết luận giám định thương tật thì việc tiến hành không cần sự có mặt của em bạn hay gia đình bạn. Hơn nữa, nếu là thương tật 50% thì việc khởi tố em bạn sẽ được tiến hành mà không cần có đơn yêu cầu của người bị hại. Trường hợp em bạn chưa đủ 18 tuổi, thì trong quá trình điều tra, hỏi cung bị can bắt buộc phải có người đại diện theo pháp luật của em bạn (bố, mẹ hoặc anh, chị...). Nếu gia đình bạn không đồng ý với kết luận giám định thì có thể làm đơn yêu cầu giám định lại tại cơ quan giám định trung ương (có thể là viện giám định pháp y trung ương).
Em bạn
có thể được hưởng tình tiết giảm nhẹ như:
+ Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (nếu thực sự hành vi của em bạn chỉ nhằm mục đích phòng vệ).
+
Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả Về mức hình phạt:
Nếu em bạn không có tình tiết tăng năng TNHS nào thì căn cứ vào tỉ lệ thương tật là 50% (vì bạn không nói rõ cụ thể sự việc nên tôi đưa ra hai tình huống)
+ Em bạn phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản Điều 104 BLHS (nếu hành vi đánh đó không phải là phòng vệ) với mức hình phạt cao nhất là 15 năm. nhưng do em bạn chưa đủ 18 tuổi nên mức
hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với em bạn là không quá 11 năm 3 tháng.
+ Nếu em bạn phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì mức cao nhất có thể áp dụng đối với em bạn là không quá 9 tháng.
cần lưu ý với bạn là: trường hợp này, em bạn là người chưa thành niên, cơ quan điều tra bắt buộc phải cử người bào chữa cho em bạn. nếu bạn thấy cơ quan điều tra chưa cử người bào chữa cho em bạn thì gia đình bạn có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan điều tra cử người bào chữa cho em bạn (trường hợp này là bào chữa miễn phí, gia đình bạn không phải thanh toán phí bào chữa).
Hoặc Gia đình bạn có thể nhờ luật sư tư vấn hoặc bào chữa cho em để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của em bạn.
Thứ 2, đối với hành vi "đua xe" của các đối tượng đó, nếu có bằng chứng bạn có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan điều tra để họ điều tra làm rõ.
Giả sử, nếu không phải đua xe, nhưng do vi phạm các quy định điều khiển phương tiện giao thông gây hậu quả nghiêm trọng như vậy thì họ cũng sẽ bị khởi tố theo quy định của pháp luật. Bạn cũng có thể làm đơn yêu cầu cơ quan điều tra về vấn đề này.
Nếu có thể bạn nên đến các văn phòng luật sư nhờ tư vấn thêm. Vì vấn đề bạn chưa nói rõ, nên rất khó để chúng tôi có thể tư vấn chính xác cho bạn được. Tôi chỉ có thể đưa ra những quy định chung của BLHS và những quyền mà em bạn được hưởng như trên khi tham gia tố tụng.
Mong gia đình bạn sớm vượt qua những chuyện buồn phiền này! Thân ái!
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!