8 cột mốc biên giới nổi tiếng nhất Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #616899 27/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 550 lần
    SMod

    8 cột mốc biên giới nổi tiếng nhất Việt Nam

    Nước ta có đường biên giới trên đất liền dài 4510 km, giáp với 3 nước là Trung Quốc, Lào và Campuchia. Trong đó, có 8 cột mốc biên giới được xem là 8 cột mốc tiêu biểu nhất.

    8 cột mốc biên giới nổi tiếng nhất Việt Nam

    (1) Cột mốc số 0 A Pa Chải 

    Được đặt tại điểm cực tây của Tổ quốc, thuộc địa phận huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây cũng là cửa ngõ của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Được mệnh danh là địa điểm "1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe".

    (2) Cột mốc số 1378 

    Được đặt tại cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

    Nếu cột mốc số 0 A Pa Chải là điểm khởi đầu thì cột mốc số 1378 chính là cột mốc cuối cùng của đường biên giới Việt – Trung. 

    (3) Cột mốc 428

    Đây là cột mốc nằm ở địa đầu Tổ quốc, nằm cách cột cờ Lũng Cú khoảng 5km về phía Bắc, thuộc địa phận xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

    Cột mốc 428 nằm rất gần nơi sông Nho Quế bắt đầu dòng chảy tuyệt đẹp khi vào Việt Nam. 

    (4) Cột mốc 79 

    Được mệnh danh là “Nóc nhà biên cương”, đặt tại khu vực được xem là hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt – Trung, thuộc địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

    Đây cũng là cột mốc biên giới cao nhất của Việt Nam với độ cao gần 3.000m.

    (5) Cột mốc số 42 

    Đây là cột mốc cao thứ 2 Việt Nam với độ cao trên 2.800m, nằm giữa biên giới Việt - Trung và thuộc địa phận huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Những ai muốn chinh phục đỉnh Pu Si Lung đều sẽ đi qua cột mốc 42 này.

    (6) Cột mốc số 92 

    Nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc thuộc địa phận huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây cũng là cột mốc đánh dấu điểm đầu tiên của Việt Nam nhận được nguồn nước từ dòng sông Hồng. Và thường được gọi là “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”.

    (7) Cột mốc Ngã ba Đông Dương

    Cột mốc không số tại ngã ba Đông Dương nằm gần cửa khẩu Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, đây vừa là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam – Campuchia, vừa là điểm kết thúc của biên giới Việt Nam – Lào. Đồng thời là một địa điểm du lịch không thể bỏ lỡ khi du khách có dịp ghé thăm Kon Tum.

    (8) Cột mốc 314

    Được đặt tại thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Đây cũng chính là cột mốc có số thứ tự cuối cùng trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đồng thời là cột mốc cuối cùng trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Theo đó, trên đây là 8 cột mốc biên giới có thể gọi là nổi tiếng nhất Việt Nam (thông tin mang tính chất tham khảo.

    Những ai được đi vào khu vực biên giới?

    Theo Điều 6 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định về đi vào khu vực biên giới đất liền như sau:

    - Đối với công dân Việt Nam:

    Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định của pháp luật.

    - Đối với người nước ngoài:

    + Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy phép của cơ quan Công an cấp tỉnh nơi người đó thường trú, tạm trú hoặc Công an tỉnh biên giới đất liền nơi đến cấp;

    + Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức chủ quản; cán bộ đi cùng phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định, đồng thời cơ quan, tổ chức phải thông báo cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 24 giờ;

    + Trường hợp người nước ngoài đi trong các đoàn đại biểu, đoàn cấp cao vào khu vực biên giới đất liền, cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời hoặc làm việc với Đoàn) phải thông báo bằng văn bản cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết, đồng thời cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn.

    - Những người sau đây không được vào khu vực biên giới đất liền:

    Những người không thuộc trường hợp quy định trên và những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền.

    Như vậy, người Việt Nam muốn đi vào biên giới đất liền thì phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định, người nước ngoài thì phải có phải có giấy phép, giấy giới thiệu, có văn bản thông báo… theo quy định trên.

     
    539 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận