7 trường hợp được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức

Chủ đề   RSS   
  • #560939 26/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    7 trường hợp được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức

    Tiếp nhận viên chức

    Tiếp nhận viên chức - Ảnh minh họa

    Ngoài hình thức thi tuyển, công dân hoàn toàn có thể trở thành viên chức thông qua hình thức tiếp nhận từ lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng xem xét tiếp nhận vào làm viên chức đối với các trường hợp sau:

    Thứ nhất. người có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), gồm 5 trường hợp:

    1. Người đang là cán bộ, công chức cấp xã;

    2. Người đang ký hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo quy định của pháp luật;

    3. Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

    4. Người đang làm việc tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;

    5. Người đang làm việc trong các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

    Thứ hai, người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các ngành nghề truyền thống.

    Thứ ba, người đã từng là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

    Như vậy có 7 nhóm đối tượng được xét tiếp nhận vào làm viên chức.

    Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm viên chức (Khoản 3 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP) bao gồm:

    - Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

    - Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

    - Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;

    - Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 26/10/2020 03:18:09 CH
     
    661 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    enychi (09/11/2020) ThanhLongLS (26/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #562403   09/11/2020

    Ngoài ra, Khi tiếp nhận các trường hợp trên để bổ nhiệm làm viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải thực hiện quy trình xem xét tiếp nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, nhưng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm. Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận vào làm viên chức.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hault16502@st.uel.edu.vn vì bài viết hữu ích
    enychi (09/11/2020)