7 trường hợp bị can không được quyền đọc, ghi chép tài liệu liên quan đến buộc tội, gỡ tội

Chủ đề   RSS   
  • #473896 07/11/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    7 trường hợp bị can không được quyền đọc, ghi chép tài liệu liên quan đến buộc tội, gỡ tội

    Ngoài 7 trường hợp được nêu ra sau đây, bị can có quyền được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa:

    1. Các tài liệu liên quan đến bí mật nhà nước; bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân, bí mật gia đình của người tham gia tố tụng đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giữ bí mật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật có liên quan;

    Các thông tin, tài liệu mà người tham gia tố tụng là người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giữ bí mật;

    2. Các Quyết định, lệnh, văn bản tố tụng đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

    3. Có căn cứ xác định bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, dữ liệu điện tử, đồ vật của vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này;

    4. Có căn cứ xác định bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tiết lộ thông tin vụ án, bí mật điều tra mà mình biết; sử dụng tài liệu đã được đọc, ghi chép vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

    5. Khi chưa kết thúc điều tra vụ án, phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại vụ án, Tòa án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử;

    6. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra; đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra đối với bị can; đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can;

    7. Bị can là người có nhược điểm về thể chất hoặc có nhược điểm về tâm thần mà không thể tự bào chữa.

    Nội dung này được quy định tại Dự thảo Thông tư liên tịch quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa tại file đính kèm.

     
    4397 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận