7 bước áp dụng quản lý rủi ro về thuế trong quản lý thuế

Chủ đề   RSS   
  • #571408 20/05/2021

    jacktran159
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2021
    Tổng số bài viết (248)
    Số điểm: 5148
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 238 lần


    7 bước áp dụng quản lý rủi ro về thuế trong quản lý thuế

    Áp dụng Quản lý rủi ro về thuế trong quản lý thuế - Minh họa

    Áp dụng Quản lý rủi ro về thuế trong quản lý thuế - Minh họa

    Ngày 17/5/2021, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Một trong những nội dung quan trọng của văn bản này là việc thu thập, xử lý, quản lý, sử dụng thông tin liên quan đến người nộp thuế phục vụ quản lý rủi ro.

    Điều 6 Nghị định này quy định về trình tự áp dụng quản lý rủi ro về thuế, cụ thể gồm 7 bước như sau:

    1. Đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và yêu cầu quản lý rủi ro

    Cơ quan thuế thực hiện rà soát các rủi ro, sai phạm thường gặp của người nộp thuế trong việc thực hiện quy định tại Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 hoặc quy định hiện hành để xác định các rủi ro chính cần được xử lý, người nộp thuế có rủi ro lớn và hướng xử lý.

    2.  Tổ chức thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro 

    Thông tin quản lý rủi ro được thu thập, xử lý theo quy định tại Chương II Thông tư này.

    Trường hợp thông tin kê khai sai, không đầy đủ phát hiện trong quá trình phân tích rủi ro, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp, giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo yêu cầu và thời hạn thông báo của cơ quan thuế để đảm bảo đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được chính xác.

    3. Thiết lập, cập nhật các chỉ số để phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế

    Căn cứ kết quả đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và yêu cầu quản lý rủi ro quy định tại khoản 1 Điều này, thông tin quản lý rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập, cập nhật các chỉ số tiêu chí, trọng số dùng đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế.

    4. Phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế; xác định mức độ rủi ro người nộp thuế; xác định mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các trường hợp giám sát trọng điểm

    Người nộp thuế được phân đoạn theo điều kiện xác định phù hợp với yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ khi thực hiện việc phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế.

    Việc thực hiện phân tích, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện bằng các phương pháp quy định tại Điều 5 Thông tư này.

    5. Căn cứ kết quả xác định mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế để áp dụng biện pháp quản lý thuế và xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể đối với người nộp thuế.

    6. Theo dõi, cập nhật, đánh giá thông tin phản hồi về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý thuế.

    7. Thực hiện thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, thông tin; chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro phù hợp để đảm bảo hiệu quả quản lý thuế.

    ===> So với quy định cũ tại Thông tư 204/2015/T-BTC, quy định mới đã làm rõ và bổ sung thêm bước Đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và yêu cầu quản lý rủi ro trước khi thực hiện quá trình áp dụng.

    Ngoài ra, ở các Phụ lục đính kèm theo Thông tư 31/2021/TT-BTC còn có các Bảng tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của cá nhân, tổ chức.

    Thông tư 31/2021/TT-BTC sẽ thay thế Thông tư 204/2015/TT-BTC từ ngày 2/7/2021.

    Cập nhật bởi jacktran159 ngày 20/05/2021 01:31:40 CH
     
    1361 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn jacktran159 vì bài viết hữu ích
    admin (26/05/2021) ThanhLongLS (20/05/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #571655   29/05/2021

    Rủi ro về thuế là nguy cơ không tuân thủ chính sách pháp luật thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của người nộp thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước trong quản lý thu thuế. Vậy nên, cơ quan thuế các cấp cần theo dõi, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp với những từng trường hợp.

     
    Báo quản trị |