6 chính sách đáng chú ý bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 năm 2021

Chủ đề   RSS   
  • #571567 26/05/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    6 chính sách đáng chú ý bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 năm 2021

    ư

    Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6 năm 2021 - Minh họa

    Tiếp tục cập nhật những chính sách nổi bật sẽ có hiệu lực trong thời gian tới, DanLuat xin thông tin đến bạn đọc 6 nội dung đáng chú ý trong bài viết này.

    1. Để được cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm, cần đáp ứng thêm yêu cầu về người đại diện theo pháp luật

    Hiện nay, Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 52/2014/NĐ-CP, Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm 2 yêu cầu:

    - Về trụ sở

    - Về việc ký quỹ

    Sắp tới, tại Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/6/2021, Chính phủ đã bổ sung thêm 1 yêu cầu về “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”

    Đối với yêu cầu này, Người đại diện phải đáp ứng:

    - Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp

    - Không thuộc một trong các trường hợp bị hạn chế quyền làm người đại diện theo pháp luật hình sự

    - Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

    Nghị định 196/2013/NĐ-CP; Nghị định 52/2014/NĐ-CP, Điều 10, Điều 12 Nghị định140/2018/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 23 có hiệu lực thi hành.

    2. Tự ý tổ chức thi Hoa hậu, người mẫu chỉ còn bị phạt đến 30 triệu đồng!

    Ngày 29/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa, quảng cáo.

    Nhiều hành vi vi phạm liên quan đến các cuộc thi sắc đẹp đã được bổ sung/loại bỏ, cùng với đó là việc tăng mức phạt đối với những hành vi đã được quy định xử phạt hiện nay.

    Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

    Ngoài ra, Nghị định này còn có một số nội dung đáng chú ý như:

    - Mặc trang phục không lịch sự tại lễ hội bị phạt tới 500.000 đồng (Điều 14) – đây là quy định xử phạt mới chưa có tiền lệ.

    - Kinh doanh karaoke quá 12 giờ đêm bị phạt đến 30 triệu đồng (Điều 15)

    Nghị định 38/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2021, thay thế cho 2 văn bản là Nghị định 56/2006/NĐ-CPNghị định 158/2013/NĐ-CP

    3. Quy định về công tác kế toán khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần

    Bộ Tài chính ban hành Thông tư 26/2021/TT-BTC về hướng dẫn công tác kế toán khi thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thành công ty cổ phần (CTCP).

    Theo đó, khi ĐVSNCL chuyển đổi phải lập báo cáo tình hình tài chính dựa trên khuôn mẫu doanh nghiệp tại 2 thời điểm:

    - Thời điểm xác định giá trị ĐVSNCL sau khi đã hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến xử lý tài chính để xác định giá trị đơn vị theo quy định.

    - Tại thời điểm chính thức chuyển thành CTCP sau khi đã hạch toán kết quả xử lý tài chính tại thời điểm chính thức chuyển đổi thành CTCP theo quy định làm căn cứ bàn giao sang CTCP.

    (Điều 6)

    Thông tư 26/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/6/2021.

    4. Thời hạn giám định tư pháp trong các vụ tai nạn giao thông là 3 tháng

    Đây là nội dung trong Thông tư 07/2021/TT-BGTVT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải được ban hành ngày 8/4/2021.

    Theo quy định của Thông tư 07, Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.

    Thời hạn giám định này có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai (1/2) thời hạn giám định tối đa theo quy định nêu trên.

    Xem thêm tại bài viết dưới đây:

    >>> Từ 1/6/2021: Thời hạn giám định tư pháp trong các vụ tai nạn giao thông là 3 tháng

    Thông tư 07/2021/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/6/2021 và thay thế Thông tư 33/2014/TT-BGTVT.

    5. Văn bằng ở nước ngoài sẽ được công nhận để sử dụng tại VN mà không cần phải làm thủ tục trong 3 trường hợp

    Đây là quy định của Bộ GD&ĐT tại Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

    Cụ thể, 3 trường hợp văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận để sử dụng tại VN mà không phải làm thủ tục công nhận văn bằng gồm

    - Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của:

    + Hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng

     + Hoặc điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết do Bộ GD&ĐT công bố.

    - Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được Bộ GD&ĐT cử đi học bằng ngân sách Nhà nước.

    - Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam đã được phê duyệt từ ngày 01/7/2019.

    (Điều 54)

    Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 01/6/2021 và thay thế 2 văn bản: Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT, Thông tư 26/2013/TT-BGDĐT.

    6. Người dân sẽ có nhiều kênh theo dõi thông tin tuyển sinh ngành CAND

    Vừa qua, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 44/2021/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong tuyển sinh ngành CAND thay thế cho Thông tư 03/2010/TT-BCA quy định cùng nội dung và đang có hiệu lực thi hành.

    Điểm nổi bật trong Thông tư mới là quy chế công khai tin tức tuyển sinh ngành CAND, giúp tất cả người dân được tiếp cận những thông tin này.

    Xem chi tiết tại bài viết dưới đây:

    >>> Từ 16/6/2021: Người dân có thể tìm kiếm thông tin tuyển sinh ngành CAND ở đâu, khi nào?

     

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 26/05/2021 07:36:59 CH
     
    8475 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    duongtan87 (28/05/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận