5 trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định trong vụ tham nhũng, kinh tế

Chủ đề   RSS   
  • #475644 23/11/2017

    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    5 trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định trong vụ tham nhũng, kinh tế

    Đây là nội dung chính của Dự thảo Thông tư liên tịch Quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định trong giải quyết các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

    Theo đó, Dự thảo này quy định 5 trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tại Điều 206 BLTTHS:

    1. Khi cần xác định về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của tài sản, hàng hoá; hàng giả, hàng thật và hàng cấm.

    2. Khi cần truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, đường vân, dữ liệu điện tử, dữ liệu điện tử ghi âm, ghi hình chứa đựng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử.

    3. Khi cần xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong đếm và các máy móc, thiết bị khác.

    4. Khi cần xác định vi phạm trong lĩnh vực đầu tư, cụ thể:

    4.1. Để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật như:

    a) Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án;

    b) Vi phạm quy định về đấu thầu;

    c) Vi phạm quy định về khảo sát, tư vấn thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu, quyết toán công trình;

    d) Vi phạm quy định về quản lý vốn đầu tư: Tạm ứng vốn không đúng quy định; sử dụng vốn thi công không đúng mục đích; bảo lãnh cho vay vốn, tạm ứng vốn, thực hiện hợp đồng hoặc điều chuyển vốn cho vay; cho vay vốn không đúng chế độ…

    4.2. Khi cần xác định hậu quả, mức độ thiệt hại của hành vi vi phạm gây ra.

    Trong trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc do không có đủ tài liệu, chứng cứ để xác định mức độ thiệt hại thì hậu quả, thiệt hại tối thiểu do hành vi vi phạm gây ra được xác định theo nguyên tắc lấy tổng chi phí đầu tư dự án, công trình trừ đi chi phí hợp lý, hợp lệ được chấp nhận hoặc được xác định theo một hoặc nhiều trường hợp sau đây:

    a) Tiền lãi Ngân hàng của khoản tạm ứng vốn, sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến không có khả năng thu hồi hoặc mất vốn đầu tư.

    b) Tiền lãi Ngân hàng đối với các khoản đầu tư cho vay, ủy thác hoặc điều chuyển vốn, sử dụng vốn không đúng quy định.

    c) Khoản chi phí phát sinh về tiền lãi vay vốn đầu tư và các chi phí khác đối với dự án từ khi ngừng thi công, ngừng hoạt động.

    d) Tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng đáng kể do dự án thi công kéo dài, chậm tiến độ do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

    5. Khi cần xác định hành vi vi phạm quy định pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, đất đai, tài nguyên, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và các trường hợp khác khi xét thấy cần thiết để xác định hành vi vi phạm pháp luật.

    Mời mọi người xem chi tiết Dự thảo tại file đính kèm.

     
    2964 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chiakinguyen vì bài viết hữu ích
    trang_u (19/05/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận