4 loại tài sản thuộc đối tượng xác lập quyền sở hữu toàn dân

Chủ đề   RSS   
  • #464829 17/08/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    4 loại tài sản thuộc đối tượng xác lập quyền sở hữu toàn dân

    Mới đây, Chính phủ vừa công bố Dự thảo Nghị định quy định trình tự, thủ tục xác lập và quản lý, xử lý đối với tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân.

    Theo đó, Dự thảo Nghị định này quy định 4 loại tài sản thuộc đối tượng xác lập quyền sở hữu toàn dân bao gồm:

    1. Tài sản bị tịch thu theo quy định pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân nhưng do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu theo bản án, quyết định của tòa án, quyết định của cấp có thẩm quyền khác, bao gồm:

    - Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu;

    - Vật chứng vụ án, một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự (sau đây gọi tắt là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu).

    2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể, bao gồm:

    -  Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

    - Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;

    - Tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật;

    - Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng người đó không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải;

    - Tài sản là hàng hoá tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan tại cảng biển, cảng hàng không, kho ngoại quan, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không có người đến nhận.

    3. Tài sản do các chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước bao gồm: tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam.

    4. Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động; tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.

    Ngoài ra, Dự thảo Nghị định này cũng quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân trong các trường hợp nêu trên.

    Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Nghị định quy định trình tự, thủ tục xác lập và quản lý, xử lý đối với tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân tại file đính kèm. Dự kiến Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

     
    8691 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    trang_u (21/03/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận