20 trường hợp được ủy quyền trong giao dịch dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #545410 04/05/2020

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    20 trường hợp được ủy quyền trong giao dịch dân sự

    20 trường hợp được ủy quyền trong giao dịch dân sự

    Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Dưới đây sẽ liệt kê các trường hợp được ủy quyền trong dân sự

    1. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con

    Khoản 2, điều 76 Luật Hôn nhân gia đình 2014

    2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

    Khoản 2, Điều 24 Luật Hôn nhân gia đình 2014

    3. Ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp 

    Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

    Khoản 2, Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009

    4. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

    Khoản 3, Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009

    5. Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

    Khoản 1 Điều 101 Bộ luật dân sự 2015

    6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có quyền  ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.

    Điềm d, khoản 2, Điều 186 Luật đất đai 2013

    7. Những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam được nhận thừa kế thì ủy quyền cho người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính.

    Khoản 4 Điều 186 Luật đất đai 2013

    8. Người nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam ủy quyền cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Khoản 5 Điều 186 Luật đất đai 2013

    9. Kháng cáo trong tố tụng hành chính

    Khoản 6 Điều 205 Luật tố tụng hành chính 2015

    10. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

    Khoản 3 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014

    11. Trường hợp vắng mặt hoặc không đủ năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty

    Khoản 4 Điều 57 Luật doanh nghiệp 2014

    12. Trường hợp Chủ tịch công ty vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty

    Khoản 7 Điều 98 Luật doanh nghiệp 2014

    13. Cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp

    Khoản 1 Điều 140 Luật doanh nghiệp 2014

    14. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị 

    Khoản 4 Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014

    15. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.

    Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP

    16.  Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền.

    Khoản 1 Điều 78 Luật phá sản 2014

    17. Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ.

    Khoản 1 Điều 77 Luật phá sản 2014

    18. Người được người sử dụng lao động ủy quyền quản lý lao động yêu cầu người lao động thực hiện công việc theo yêu cầu ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc và người lao động này bị tai nạn lao động thì người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.

    Khoản 1 Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

    19. Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

    Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

    Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.

    Khoản 1 Điều 101 Bộ luật dân sự 2015

    20.  Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

    Khoản 2, Điều 96 Luật hôn nhân gia đình 2014

    Còn trường hợp nào mọi người bổ sung vào nội dung bên dưới nhé!
     

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    20251 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    admin (04/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #546084   14/05/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (510)
    Số điểm: 3432
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Mình thấy tác giả viết là 20 trường hợp được ủy quyền trong giao dịch dân sự nhưng mình xem qua lại có những trường hợp đâu phải là giao dịch dân sự đâu nhỉ? Có một số việc ủy quyền không phải là để thực hiện giao dịch đồng thời cũng có một số việc ủy quyền thuộc về thương mại, kinh tế rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #547016   26/05/2020

    ngocmjn39
    ngocmjn39

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2019
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    cảm ơn b. rất hữu ích ạ 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocmjn39 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/05/2020)
  • #547829   31/05/2020

    Cảm ơn bạn về bài chia sẻ thật hữu ích của bạn. Bài viết của bạn đã liệt kê thật chi tiết các trường hợp được ủy quyền, kèm căn cứ cụ thể để người xem có thể dễ dàng đối chiếu áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.

     
    Báo quản trị |