15 giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý

Chủ đề   RSS   
  • #522859 06/07/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    15 giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý

    15 giao dịch bắt buộc phải công chứng mới có giá trị pháp lý

    >>> Cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí nếu tốt nghiệp 02 năm mà không công tác đúng ngành

    >>> 19 trường hợp không được ủy quyền

    Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

    Theo đó, các hợp đồng sau muốn được công nhận thì phải tuân thủ quy định về công chứng, chứng thực. Cụ thể bạn xem tại đây:

    1. Hợp đồng mua bán nhà ở

    Phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng

    Căn cứ: Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điều 430 Bộ luật dân sự 2015.

    2. Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản

    Phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng

    Trừ trường hợp: tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

    Căn cứ: Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015

    3. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

    Phải được công chứng hoặc chứng thực

    Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013

    4. Hợp đồng đổi nhà ở

    Phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng

    Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014

    5. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở

    Phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng

    Căn cứ:  Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014

    6. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

    Phải được công chứng hoặc chứng thực

    Căn cứ:  Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

    7. Hợp đồng thế chấp nhà ở.

    Phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng

    Căn cứ:  Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014

    8. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

    Phải được công chứng hoặc chứng thực

    Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

    9. Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại.

    Phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng

    Căn cứ:  Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014

    10. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Trừ trường hợp: Một bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản.

    Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

    11. Hợp đồng tặng cho BĐS

    Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

    Căn cứ:  Khoản 1 Điều 459 BLDS 2015

    12. Hợp đồng trao đổi tài sản.

    Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định

    Căn cứ: Khoản 2 Điều 455 Bộ luật dân sự 2015 

    13. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ.

    Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 BLDS

    Căn cứ:  Khoản 4 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015

    14. Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài.

    Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.

    Căn cứ:  Khoản 5, điều 647 BLDS 2015

    15. Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

    Căn cứ: Khoản 3 Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

    Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

    Xem thêm:

    >>> 19 trường hợp không được ủy quyền

    >>> Cơ quan nào - chứng thực giấy tờ gì: Tất tần tật tại đây

    >>> Văn bản công chứng, chứng thực có giá trị bao lâu?

    Còn trường hợp khác thì bạn bổ sung bên dưới bài viết giúp mình nhé! Thanks all 

     

     
    38768 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    achinguyen (22/11/2019) tran-toan (08/07/2019) enychi (07/07/2019) ThanhLongLS (06/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận