1477/BHXH-CSXH: hướng dẫn chế độ thai sản theo quy định của BLLĐ 2012

Chủ đề   RSS   
  • #257275 24/04/2013

    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    1477/BHXH-CSXH: hướng dẫn chế độ thai sản theo quy định của BLLĐ 2012

    BHXH Việt Nam vừa ban hành văn bản số 1477/BHXH-CSXH hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 số 10/2012/QH13

    Theo đó, chế độ thai sản đối với lao động nữ như sau:

    3. Thời gian nghỉ sinh con
    Lao động nữ có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, khi sinh con thì thời gian nghỉ thai sản được thực hiện theo  quy định tại điều 157 Bộ luật lao động. Một số trường hợp được hướng dẫn cụ thể như sau

    3.1. Thời gian nghỉ sinh con từ ngày 1/5/2013

    a. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết, nhưng không được vượt quá thời gian nghỉ sinh con quy định tại Điểm 1, Điều 157 Bộ luật Lao động.

    b. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi; cả cha và mẹ hoặc chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha nghỉ việc chăm sóc con được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổỉ.

    c. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết lưu thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 6 tháng (không tính thêm thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với thai chết lưu); nếu tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được hưởng theo quy định tại Điều 30 Luật BHXH như đối với người có 1 thai chết lưu.

    d. Trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 6 tháng và thời gian nghỉ thêm đối với trường hợp sinh đôi trở lên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 17 Nghị định số152/2006/NĐ-CP.

    e. Lao động nữ có nguyện vọng nghỉ việc trước khi sinh con phải báo trước với chủ sử dụng lao động, chủ sử dụng lao động theo dõi để thực hiện chế độ trợ cấp thai sản khi người lao động sinh con theo quy định (căn cứ xác định thời điểm người lao động nghỉ việc trước khi sinh con theo danh sách tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS) của chủ sử dụng lao động ban hành kèm theo Quyết định số1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cột lý do ghi rõ nghỉ việc trước khi sinh con kể từ ngày ... tháng ... năm ... ).

    3.2. Thời gian nghỉ sinh con trước ngày 1/5/2013
    Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày 1/5/2013, mà đến ngày 1/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện như nêu tại khoản 1, Điều 157 Bộ luật Lao động.

    Ví dụ 1: Chị A nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 2/1/2013, ngày 5/1/2013 chị A sinh 1 con, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính từ ngày 2/1/2013 đến hết ngày 1/5/2013 (4 tháng). Đến ngày 1/5/2013, chị A vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị A được tiếp tục nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến hết ngày 1/7/2013 (tổng cộng thời gian hưởng chế độ thai sản là 6 tháng).

    Ví dụ 2: Chị B nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 1/1/2013, ngày 5/1/2013 chị B sinh 1 con, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính từ ngày 1/1/2013 đến hết ngày 30/4/2013 (4 tháng). Từ ngày 1/5/2013, chị B hết thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị B không thuộc đối tượng được thực hiện thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13.

    Ví dụ 3: Chị C nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 15/12/2012, ngày 20/12/2012 chị C sinh đôi, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản của chị C được tính từ ngày 15/12/2012 đến hết ngày 14/5/2013 (04 tháng và 30 ngày). Như vậy, đến ngày 1/5/2013, chị C vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị C được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến hết ngày 14/7/2013 (tổng cộng thời gian hưởng chế độ thai sản là 7 tháng).

    3.3. Thời gian tính hưởng

    a. Thời gian tính hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được tính kể từ ngày lao động nữ thực tế nghỉ việc để sinh con theo quy định của Bộ luật Lao động. Trường hợp nghỉ việc trước khi sinh con hơn 2 tháng thì được tính từ thời điểm đủ 2 tháng trước khi sinh con. Trường hợp sinh con sau khi lao động nữ đã nghỉ việc chấm dứt quan hệ lao động thì thời gian tính hưởng kể từ ngày sinh con.

    Ví dụ 4: Chị D nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 1/5/2013, ngày 15/7/2013 chị D sinh 1 con, theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 thì thời gian hưởng chế độ thai sản của chị D được tính từ ngày 16/5/2013 đến hết ngày 15/11/2013 (6 tháng).

    b. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

    c. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    4. Mức hưởng, cách tính

    4.1. Mức hưởng

    Trong thời gian nghỉ thai sản nêu trên, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 35 Luật BHXH.

    4.2. Cách tính

    Cách tính trợ cấp thai sản, thực hiện theo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH hiện hành.

    Đối với trường hợp người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thai sản có điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì thời gian hưởng thuộc quy định mức lương tối thiểu chung nào sẽ tính theo mức lương tối thiểu chung ấy, nếu có ngày lẻ thì tính theo hướng dẫn tại Điểm 5 Công văn số54/BHXH-CSXH ngày 9/1/2009 của BHXH Việt Nam, nếu số ngày lẻ từ 27 ngày trở lên thì mức hưởng trợ cấp thai sản không vượt quá mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc tính theo mức lương tối thiểu chung đó.

    Xem thêm hoặc Download văn bản hướng dẫn chế độ thai sản 2013 theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 tại : Xem toàn văn của vb số 1477 tại TVPL

     

     
    44392 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #257289   24/04/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Cảm ơn anh!

    Phải nói rằng công văn đã giải đáp khá nhiều thắc mắc mang tính "triền miên" trong thời gian qua, nhất là thắc mắc về thời điểm nghỉ thai sản (ngày nghỉ thực tế/ngày sinh).

    Không biết quá trình áp dụng còn phát sinh khó khăn gì không, hiện tại thật khó lường trước. Riêng công văn này, thật giúp ích rất nhiều.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    SAdmin (24/04/2013)
  • #259395   06/05/2013

    Luật sư cho em hỏi:

    Theo nội dung công văn trên thì người phụ nữ sinh con vào đêm 22h ngày 1/1/2013 không được hưởng chế độ nghỉ 6 tháng thai sản ạ.

    Em đã từng gặp trường hợp chị cùng cơ quan vẫn đi làm binh thường cho đến ngày sinh, đến đêm về thì sinh con, và bắt đầu nghỉ thai sản từ ngày hôm sau. Trường hợp này  01/01/2013 cũng tương tự. Người phụ nữ sinh vào đêm 01/01/2013 và bắt đầu nghỉ thai sản từ ngày hôm sau 2/1/2013 thì có được nghỉ 6 tháng không ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #261692   16/05/2013

    meomeo1009
    meomeo1009

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào Luật sư,

    Luật sư cho em hỏi một chút:

    1-  Theo công văn này thì căn cứ để tính thời gian nghỉ thai sản sẽ là ngày nghỉ thực tế của NLD chứ không phải là ngày sinh như thời gian trước => Phải bổ sung thông tin ngày nghỉ của NLD  vào cột Ghi chú trong mẫu C67a, còn thông tin về ngày sinh thì không cần nữa đúng không ạ?

    2- Phiền Luật sư làm rõ hơn một chút về mức tiền lương làm căn cứ tính hưởng trợ cấp Thai sản với ạ?

    Xin cám ơn Luật sư nhiều ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #268379   11/06/2013

    chungnguyenvan
    chungnguyenvan

    Male
    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin trân trọng cảm ơn Luật sư đã dẫn giải. Tôi là một kế toán nên hướng dẫn trên là căn cứ cho tôi làm chế độ thai sản cho cán bộ, giáo viên trường tôi!

     
    Báo quản trị |  
  • #416302   22/02/2016

    tranthidiem280791
    tranthidiem280791

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa luật sư, Luật cho em hỏi: Em làm giáo viên, em sắp sinh con nhưng lạii sinh vào đúng cuối tháng 5, vậy là trúng vào 2 tháng hè(tháng 6,7). vậy luật sư cho em hỏi em có được nghĩ bù 2 tháng hè hoặc có thể nhận trợ cấp gì không ạ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #416304   22/02/2016

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    tranthidiem280791 viết:

    Thưa luật sư, Luật cho em hỏi: Em làm giáo viên, em sắp sinh con nhưng lạii sinh vào đúng cuối tháng 5, vậy là trúng vào 2 tháng hè(tháng 6,7). vậy luật sư cho em hỏi em có được nghĩ bù 2 tháng hè hoặc có thể nhận trợ cấp gì không ạ?

     

    Chào bạn.

    Theo điểm c khoản 3.3 Mục 3 Hướng dẫn số 1477/BHXH-CSXH ngày 23/4/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản quy định của Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con tính cả ngày lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
     
    Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 2/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, quy định thời gian nghỉ phép hàng năm của giáo viên gồm: Nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
    - Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hàng năm là 2 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
    - Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    - Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật Lao động.

    Hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định giáo viên nghỉ chế độ thai sản trùng thời gian nghỉ hè thì được nghỉ bù thời gian trùng đó. Do vậy nếu có thời gian nghỉ thai sản trùng với 2 tháng hè thì không được nghỉ bù thời gian trùng này và cũng k được nhận trợ cấp.

     
    Báo quản trị |